Results 1 to 4 of 4

Thread: Phòng chống HIV/AIDS cần "chuyên nghiệp" hơn

  1. #1
    Đại diện của một số tỉnh không hẹn mà đều "gặp" ở kiến nghị cảnh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong phòng chống HIV/AIDS hiện nay: "Trong khi ngành y tế địa phương cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao caosu thì cơ quan công an lại tịch thu".

    Về tổ chức các cơ quan phòng chống HIV/AIDS ở địa phương, PGS - TS Lê Anh Tuấn - GĐ Sở Y tế Hà Nội kiến nghị: "Nên sáp nhập văn phòng thường trực phòng chống HIV/AIDS (trực thuộc ban chỉ đạo phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV) và khoa AIDS (thuộc trung tâm y tế dự phòng) thành một tổ chức kết hợp chuyên môn với quản lý hành chính". Cách tổ chức hiện nay là "người có quyền, kẻ có chuyên môn", nhưng lại không ở một "nhà" nên mạnh ai nấy "chạy".

    Bộ trưởng Trần Thị Chung Chiến cũng thẳng thắn nhìn nhận: "Các địa phương đều triển khai phòng chống HIV/AIDS nhưng hiệu quả ít, đặc biệt là cán bộ mỏng, chất lượng chuyên môn còn yếu." Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam rất bức xúc về tình trạng nhiễm HIV hiện nay: "Không có dịch bệnh nào ở Quảng Nam mà số lượng bệnh nhân năm sau cao gấp đôi năm trước như HIV. HIV/AIDS là dịch bệnh gắn với đô thị hoá, chuyển dịch dân số. Khi mở các khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi), yếu tố phòng chống dịch bệnh này phải được đặt ra. Do đó, cho dù chỉ có 500 người nhiễm bệnh, tỉnh cũng cho rằng sự đầu tư ngay khi còn ít người nhiễm hiện nay cũng đã gần là "mất bò mới lo làm chuồng" rồi".
    PGS - TS Trịnh Quân Huấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS cho biết: "Thăm dò của Bộ Y tế ở 31 tỉnh,thành cho thấy: 16 tỉnh, thành có hơn 1.000 người nhiễm HIV đều đề nghị thành lập các trung tâm phòng chống HIV/AIDS ở các địa phương, chỉ có 3 tỉnh đồng ý với cách tổ chức "3 trong 1" như hiện nay".

    Lao Động



    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  2. #2
    Đẩy mạnh đấu tranh chống ma túy

    Nghiện là bệnh có thể điều trị được, nhưng nhiều bác sĩ đang né tránh vấn đề này ở bệnh nhân của mình. Ông Alan I.Leshner, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về ma túy ở Maryland đề nghị các bác sĩ tăng cường chẩn đoán và cai nghiện cho bệnh nhân. Việc hiểu biết động cơ thúc đẩy bệnh nhân dùng ma túy là rất cấp thiết.
    Việc điều trị nghiện ma túy được giảng dạy khá sơ sài ở các trường Y, dẫn tới quan niệm sai lầm phổ biến là điều trị nghiện ma túy không có hiệu quả. Thực tế, các chuyên gia cho rằng điều trị nghiện cũng có thể thành công như đối với các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp và đái tháo đường. Điều trị nghiện làm giảm việc dùng ma túy tới 40-60% và làm giảm đáng kể hoạt động tội phạm trong và sau điều trị. Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu là những người duy nhất chẩn đoán nghiện và gửi bệnh nhân đến các chương trình điều trị. Trên 2 phần 3 số người nghiện cứ 6 tháng một lần đến khám ở bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ cấp cứu. Nhiều bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có quan niệm sai về điều trị nghiện. Trước tiên họ nghĩ rằng nghiện là sự phụ thuộc và sự cai về mặt thể xác. Rõ ràng là có thể điều trị sự phụ thuộc và xử lý cai nghiện tương đối dễ dàng. Thực chất của nghiện là sự thôi thúc phải dùng ma tuý. Đây chính là chỗ phải tác động và là cái làm cho việc điều trị phức tạp. Chữa trị sự thôi thúc là khó khăn vì điều trị nghiện ma túy không chỉ giúp người đó ngừng dùng ma túy mà còn phải giúp bệnh nhân trở lại thực hiện chức năng trong gia đình và cộng đồng. Nếu không, tất cả những lý do khiến họ bắt đầu dùng ma túy vẫn còn đó, và họ sẽ nghiện trở lại. Các bác sĩ nên làm quen với các phần của một chương trình điều trị nghiện hữu hiệu và lưu ý rằng không có chương trình điều trị nào là phù hợp cho tất cả. Một chương trình hữu hiệu cần bao gồm việc đánh giá kế hoạch điều trị, liệu pháp dược lý, liệu pháp hành vi, theo dõi tình hình nghiện, các nhóm tự hỗ trợ và hỗ trợ người cùng hoàn cảnh, quản lý ca bệnh lâm sàng và chăm sóc liên tục. Đó là các yếu tố của chương trình nòng cốt.
    Chương trình điều trị cũng cần các dịch vụ phối hợp như về AIDS/HIV, sức khỏe tâm thần, luật pháp, nhà cửa và di chuyển, chăm sóc trẻ em.
    Viện nghiên cứu quốc gia về ma túy đã đưa ra hướng dẫn điều trị nghiện trong quyển "Những nguyên lý về điều trị nghiện ma túy" nhằm giúp các nhân viên y tế và cộng đồng hiểu biết về điều trị nghiện.



    Thanh Thủy ( Reuters)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  3. #3
    Giáo dục về AIDS phải nhằm vào nam thanh niên ở các nước đang phát triển

    Một báo cáo của chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) cảnh báo rằng các cơ quan phòng chống dịch HIV/AIDS phải nhằm vào nam thanh niên trong các chương trình ngăn ngừa và giáo dục hoặc nguy cơ hậu quả tai hại.
    Báo cáo cho rằng mặc dù nam giới trẻ thường đóng vai trò chính làm lây truyền bệnh dịch HIV, nhưng họ lại bị bỏ quên quá nhiều trong các nỗ lực ngăn chặn sự lan truyền virus của những chương trình tìm hiểu và phòng ngừa bệnh.
    Nam giới trẻ chiếm hơn 1/4 trong tổng số người nhiễm HIV và họ dễ bị mắc bệnh nhất trong tương lai, từ cá nhân đến những người lãnh đạo cộng đồng. Những nam giới trẻ (từ 15-24 tuổi) có nhiều bạn tình và dễ tiêm chích hơn bất kỳ một nhóm nào khác. Họ cũng có các nguy cơ về sức khỏe nhiều hơn, như không sử dụng bao cao su và dùng chung kim tiêm.
    Thomas Scalway, tác giả của báo cáo cho biết: nam giới làm lan truyền bệnh dịch này. Họ có quyền lựa chọn và thường đặt phụ nữ vào tình trạng dễ bị tổn thương, vì thế chúng ta phải nhìn vào các yếu tố cơ bản đó trong việc đối phó với bệnh dịch. Tình thế hiện nay là phụ nữ trẻ đang được quan tâm nhiều hơn nam giới. Nhiều tổ chức phi chính phủ ở châu Phi và ấn Độ tập trung các nỗ lực vào phụ nữ, đặc biệt là các cô gái, và thông điệp thường là nam giới đối xử tồi tệ với phụ nữ ra sao và hành vi của họ đẩy phụ nữ vào nguy cơ nhiễm HIV như thế nào.
    Bản báo cáo đã đưa ra sáng kiến bắt đầu nhằm vào nam thanh niên. Một ý tưởng là phối hợp các thông điệp về sức khỏe với những hoạt động mà nam giới ưa thích như thành lập các câu lạc bộ thể thao. Cũng có thể thực hiện bằng cách đưa việc tìm hiểu và giáo dục vào những tổ chức thông thường, ngoài các trung tâm y tế.
    Các mô hình ở Châu Phi, Nam Mỹ và châu Âu cho thấy khi các chương trình tìm hiểu và giáo dục nhằm vào nhu cầu của nam giới trẻ, họ dễ tiếp thu để thay đổi quan điểm về tình dục và HIV.

    Thúy Hương (BMJ)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4
    NGHIỆN MA TÚY Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN:SOS!


    Ngồi một mình trong ánh nắng chiều nhạt nhòa sắp tắt, đôi mắt như dõi nhìn về một miền vô định, cô gái trẻ dường như không biết đến sự hiện diện của chúng tôi bên cạnh, trên gương mặt xinh xắn còn vương nhiều nét trẻ thơ nổI bật đôi mắt đẹp vớI rèm mi cong vút. Một cảm giác chạnh lòng xót xa khi chúng tôi chợt nhớ ra mình đang ở trong trung tâm cai nghiện ma túy và cô gái trẻ ấy đã vướng vào “nàng tiên nâu” khi chưa bước qua tuổI 15!



    “BÃO” NỬA ĐÊM


    Một trong những ký ức mà X.A – tên cô gái trẻ ấy – còn nhớ nhất là những lần theo bạn bè trong các chuyến đua xe nửa đêm về sáng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ đều là những người thành đạt nên từ nhỏ X.A đã nhận được sự chiều chuộng trong mọi ý thích, dù là nhỏ nhất. Ngay khi vừa bước chân vào đầu cấp II, X.A đã có một phòng riêng với đầy đủ tiện nghi, không thiếu thứ gì. MọI giờ giấc sinh hoạt, học hành của cô đều tự do thoải mái. X.A có một nhóm bạn chỉ thích đua xe. Mỗi tối cuối tuần, X.A cùng đám bạn lại phóng như bay về phía ngoại thành để hòa mình vào những cơn “bão” đua xe lúc nửa đêm. Khoảng thời gian quí giá dành cho việc học hành, trao dồi kiến thức được cô cùng nhóm bạn đánh đổi lấy cảm giác bồng bềnh và những tiếng cười xé gió trong màn đêm. Nhiều đêm đua xe mệt nhoài trở về, cô gái ấy chẳng còn đâu sức lực và thời gian cho việc học hành. Khi trong đám bạn ấy có những người trót làm bạn với ma túy, như một quy luật tất yếu, X.A cũng được rủ rê theo cho giống với bạn bè. Cô học sinh lớp 8 còn quá non nớt để nhận ra tác động khủng khiếp của ma túy với cả cuộc đời mình sau này, đã vô tư nhận lời dùng thử. Mải mê với công việc hằng ngày, ba mẹ X.A dường như không còn đủ sức quan tâm đến những cơn ngáp vặt bất thường, nhiều buổi đi đêm biền biệt cùng sức học xuống dốc của con. Trở thành con nghiện khi tuổi đời chưa quá 15, X.A bỏ luôn việc học. Đến khi ba mẹ biết được thì cô đã xài không dưới vài trăm ngàn một ngày. Gặp chúng tôi,, sau những lời kể đứt quảng về thời gian, X.A nói trong mệt mỏi: “Em không hiểu vì sao mình không thích sống gần gia đình từ khi còn nhỏ. Em muốn sống một mình, tự lập”. Nhìn X.A ngồi thu lu trong cảm giác cô đơn, chúng tôi tự hỏI, liệu cô gái này sẽ tự lập thế nào sau cơn vật vả cùng những giấc ngủ ảo chập chờn do tác động của ma túy?

    Cũng trở thành con nghiện khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường là trường hợp N.V, con trai thứ của một nhà doanh nghiệp thành đạt. Bố là giám đốc một khách sạn có tiếng với doanh thu cao, gia đình N.V sống khá sung túc tại căn nhà sang trọng 3 tầng. Trong phòng riêng của N.V, ngoài những vật dụng đắt tiền luôn có thêm một khoản tiền dư dả do mẹ cậu dấm dúi cho thêm. Không phải đánh vật với những khoản tiền học phí, sách vở, cũng chẳng phải vất vả học hành gì nhiều vì đã có bố lo, N.V sinh ra tự cao, lười biếng. Để chứng tỏ “bản lĩnh”, N.V thử dùng ma túy để “xem cảm giác ra sao”. Kết quả của vài lần thử ban đầu là cậu bị dính chặt vào những cơn nghiện bất kể giờ giấc. Đồ đạc trong nhà bắt đầu không cánh mà bay, từ những thứ nhỏ như đồ điện gia dụng đến cả chiếc xe máy đắt tiền N.V đang sử dụng. Những ngày đầu, bố mẹ N.V sau khi khuyên can không hiệu quả, đành cho con đi cai nghiện ở tỉnh khác trong một thời gian dài. N.V lúc này dường như đã biến hẳn thành một người khác, trầm lặng, lừ đừ, chẳng thiết gì đến ăn uống, suốt ngày nhốt mình trong phòng riêng. Điện trong phòng cậu luôn phảI thắp sáng suốt đêm, N.V rơi vào những cơn mất ngủ kéo dài và mệt mỏi.



    NHỮNG GIẤC MƠ DANG DỞ


    Vừa chớm 17 tuổI, cô gái trẻ K.H ở quận Tân Bình đã có 4 năm vật vờ cùng những cơn nghiện dai dẳng. Có năng khiếu viết văn từ nhỏ, cuộc đời cô lẽ ra sẽ tươi đẹp với những ước mơ, hy vọng nếu như K.H không tình cờ làm quen và kết bạn với một nhóm bên ngoài lớp học. Sau một thời gian tham gia vào những cuộc chơi vô bổ, K.H – khi ấy 14 tuổI – đã “yêu” một chàng trai trong nhóm mà công việc chính của anh ta là… buôn bán ma túy ! Lần đầu tiên K.H tiếp xúc với thứ bột trắng chết người này là trong một buổi “ngồi đồng” ở quán cà phê, người bạn lấy ma túy ra thản nhiên mời mọc: “Thử đi, thử một lần cho biết”. Vốn kiến thức non nớt của một cô học trò trung học cơ sở cộng với bản tính tò mò của tuổi mới lớn đã không ngăn được K.H đưa tay ra và…dùng thử! Sau đó, K.H đã trở thành con nghiện thực thụ. Khoản tiền cô về nhà xin càng lúc càng tăng theo thời gian nhưng những người trong gia đình vẫn không hề hay biết mà còn dấm dúi cho thêm mỗi tuần một số tiền khá lớn. Đốt hết tất cả tiền bạc, tương lai vào những cơn mê lạc lốI, K.H quên dần bạn bè trong trường lớp. Trước ngày K.H được gia đình phát hiện và đưa đi cai nghiện cũng là lúc “ngườI yêu” của cô vào tù.

    Trong một lần tiếp xúc với các học viên cai nghiện ma túy, tôi chú ý đến một cô gái có mái tóc cắt so le khá sành điệu. Nhìn gương mặt được trang điểm kỹ và đẹp, khó có thể nghĩ cô nghiện nếu không gặp cô ở chính nơi này. Lớn lên trong một gia đình thiếu vắng sự vững chãi của ngườI đàn ông khi hạnh phúc của ba mẹ tan vỡ, T.N – tên cô gái - được mẹ và bà dồn hết tình thương để mong bù đắp sự thiếu hụt tình cảm của người cha. Đời sống vật chất của gia đình dư dả, T.N quan niệm cũng chẳng cần học hành gì nhiều vì đã có sẵn cửa hàng buôn bán của người mẹ. Chính vì thế, những giờ mà bạn bè vùi đầu vào sách vở cũng là khoảng thời gian T.N vui chơi trong những quán cà phê, karaoke, vũ trường. Để không “thua kém bạn bè”, T.N thử ma túy từ rất sớm. Mỗi lần cần tiền, cô lại về nhà ỉ ôi xin các khoản học phí, sách vở, học thêm… và được đáp ứng ngay. Khi cần nhiều hơn nửa, T.N sẳn sàng cầm cả chiếc xe đờI mới đang đi để thỏa mãn cơn ghiền, tiền chuộc…tính sau! Cứ thế, cuộc đời cô trôi dần theo những cơn mê. Sau vài cuộc tình ngắn ngủI, T.N sinh con và gửi lạI cho gia đình chăm sóc. Những bước chân vào trung tâm cai nghiện ma túy của cô cũng đồng thời xóa nhòa giấc mơ có một cô gí xinh xắn, thành đạt của cả gia đình.

    HOÀI GIANG - NGUYỄN VINH(Công An Tp.HCM)

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Similar Threads

  1. Trở lại "Tiên Lương - kinh hoàng AIDS"
    By SuperAdmin in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 0
    Last Post: 14-01-05, 08:35 PM
  2. "chuyện ấy" không an toàn...
    By heorung in forum Những thắc mắc về Ma túy & HIV/AIDS
    Replies: 1
    Last Post: 11-10-04, 01:52 PM
  3. Thuốc điều trị AIDS và "bản quyền "
    By SuperAdmin in forum Vui để sống, sống đời cho đáng sống !
    Replies: 0
    Last Post: 05-09-04, 12:26 PM
  4. "chuyện ấy" trong mắt giới trẻ các nước
    By hnkvmt in forum SEX - Trao đổi về giới tính
    Replies: 14
    Last Post: 15-09-03, 02:37 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •