Page 2 of 14 FirstFirst 123412 ... LastLast
Results 11 to 20 of 139

Thread: Mỹ va các cuộc chiến tranh...chúng ta làm gì đây?

  1. #11

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    giết ngưòi đền mạng đó CBTD à
    dù có đền mạng tui cũng kô sợ
    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  2. #12

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Người Baghdad chờ diệt lính Mỹ

    Trước khi người Mỹ lấy được Baghdad, họ sẽ phải bước qua xác của Muntaha Keithem. Quả phụ tuổi 40 này đã đem khẩu AK-47 của gia đình đi sửa, và định sử dụng nó để bảo vệ thủ đô Iraq. Dự đoán sẽ có những cuộc giao tranh quyết liệt trên những con phố quanh nơi mình ở, đôi mắt Muntaha cháy lên dữ dội.

    "Người Mỹ cần hiểu rằng phụ nữ Iraq biết chiến đấu và hy sinh, không khác gì nam giới", Muntaha nói. "Chúng tôi sẽ xả thân bảo vệ đất nước, Baghdad và Saddam yêu quý".

    Người phụ nữ này có vẻ ngoài quý phái với chiếc áo khoác len sang trọng, khuôn mặt trang điểm kỹ, những chiếc móng tay sơn bóng và mái tóc mượt mà màu hạt dẻ. Những lời nói của chị không khác gì những câu từ được viết trong truyền đơn và tuyên bố của chính phủ Baghdad, nhưng tình cảm và giọng nói là thực của chị. Rõ ràng Muntaha rất trung thành và sẵn sàng chết vì tổng thống Hussein.

    Muntaha gia nhập đảng Bath từ năm 12 tuổi, trở thành goá phụ chỉ 3 tháng sau khi kết hôn. Chồng chị, quân nhân Iraq, là một trong những nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến tranh với Iran. Từ đó chị gắn cuộc đời mình với hoạt động xã hội, dạy khoa học ở một trường nữ trung học và là nhân vật tiên phong của Liên đoàn phụ nữ Iraq. Đối với chị, cuộc chiến sắp tới là để bảo vệ hệ thống chính trị. "George Bush có quyền gì mà nói Iraq phải thế này hay thế khác? Saddam là lãnh tụ của chúng tôi bởi chúng tôi muốn thế. Chúng tôi sẽ không để ai đẩy bật ông ấy đi".

    Khác với em gái mình, anh trai của Muntaha là Mohammed Zaki cũng sẵn sàng chiến đấu đến cùng với quân Mỹ, nhưng vì một lý do hoàn toàn khác. "Đó là cuộc chiến chống đạo Hồi", Zaki nói nhỏ nhẹ. "Là một tín đồ, tôi có trách nhiệm hy sinh bản thân để bảo vệ tín ngưỡng của mình".

    Zaki không phải chiến binh jihad. Ở tuổi 45, dường như anh không thích hợp để tham gia những hoạt động biểu tình ồn ào và đốt cờ Mỹ. Anh cũng không có ước mơ giấu một trái bom trong mình rồi nổ tung cùng một mục tiêu nào đó, nhưng Zaki khẳng định Mỹ và Isarel là lực lượng ma quỷ xấu xa. "Cuộc chiến này do Mỹ và những kẻ Zionist (phục quốc Do Thái) gây ra. Chúng tôi có thể làm gì khác ngoài đứng lên chống lại?".

    Vẻ ngoài của Zaki không làm người ta nghĩ rằng anh là chủ của một gia đình gồm 20 thành viên, trong đó có 3 cô em gái goá chồng. Trái với em gái Muntaha, Zaki không muốn bàn về chính trị, và thường trích lời kinh thánh hơn là Saddam. Nhưng nếu gia đình đông đúc này phải đứng lên chống ngoại xâm, anh là người đầu tiên có quyền cầm khẩu ak- 47. Không chỉ bởi là chủ gia đình, Zaki còn là cựu binh Chiến tranh vùng Vịnh. "Tôi dùng súng thành thạo", anh nói với nét mặt lạnh tanh. "Không một người đàn ông Iraq nào không trải qua chiến tranh".

    Cũng muốn chứng tỏ mình dùng súng thành thục, Muntaha biểu diễn tháo lắp súng. Nhưng tháo ra thì dễ, còn lắp vào thế nào thì chị quên mất. "Tôi từng lắp được chỉ trong hai phút thôi mà", chị nói và cười ngượng nghịu. Sau khi được hướng dẫn lại, Mutaha mới nhớ ra bộ phận nào lắp vào đâu, mà phải mất tới hơn 10 phút. Nhưng sự tự tin không mất đi, chị nói với vành môi hằn lên quyết tâm: "Khi quân Mỹ đến đây, tôi sẽ sẵn sàng".
    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  3. #13

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Thưa toàn thể nhân dân Mỹ. Quân Mỹ và đồng minh đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên giải giáp Iraq, giải thoát dân chúng và bảo vệ thế giới khỏi sự nguy hiểm nghiêm trọng. Theo lệnh của tôi, liên quân bắt đầu đánh vào các mục tiêu quân sự quan trọng nhằm làm suy yếu khả năng phát động chiến tranh của Hussein. Đây là dạo đầu của một chiến dịch rộng rãi và được phối hợp.

    Hơn 35 nước đã có những ủng hộ quan trọng, từ việc cho sử dụng căn cứ hải quân, không quân, chia sẻ tình báo, hỗ trợ hậu cần tới việc triển khai các đơn vị chiến đấu. Tất cả các nước trong liên minh này đã cùng gánh vác trách nhiệm và chia sẻ niềm vinh dự được phục vụ vì một mục tiêu quốc phòng chung.

    Gửi tới tất cả các binh sĩ của quân đội Mỹ tại Trung Đông hiện nay. Hoà bình của một thế giới đầy biến động và hy vọng của những người dân bị đàn áp đang phụ thuộc vào các bạn.

    Kẻ địch mà các bạn đối mặt rồi sẽ biết đến kỹ năng và sự dũng cảm của các bạn. Những người dân được các bạn giải thoát sẽ chứng kiến tinh thần của quân đội Mỹ.

    Trong cuộc chiến này, Mỹ sẽ phải đối mặt với một kẻ thù không quan tâm tới một cuộc chiến thường hay các quy tắc đạo đức. Saddam Hussein đã triển khai quân và mang vũ khí tới các khu vực dân thường, âm mưu sử dụng những người dân vô tội làm một lá chắn quân sự của ông ta - một hành động tàn bạo nhằm vào chính dân thường.

    Tôi muốn người Mỹ và toàn thể thế giới biết rằng liên quân sẽ nỗ lực hết sức nhằm tránh cho thường dân vô tội khỏi những nguy hại. Một chiến dịch trên một mảnh đất chỉ rộng bằng California có thể sẽ gian nan hơn dự tính. Để giúp đỡ người dân Iraq hướng tới một đất nước tự do, ổn định và đoàn kết sẽ cần tới sự chiến đấu bền bỉ của chúng ta.

    Chúng ta tới Iraq với sự tôn trọng người dân nước này, tôn trọng nền văn minh rực rỡ và lòng tin của họ. Chúng tôi không có tham vọng ở Iraq, trừ mục đích xoá bỏ mối đe doạ và khôi phục quyền kiểm soát cho người dân. Tôi biết rằng gia đình của các binh sĩ đang cầu nguyện cho họ nhanh chóng trở về an toàn. Hàng triệu người Mỹ đang cùng cầu nguyện cho người thân của các bạn và cho những người vô tội. Vì sự hy sinh đó, các bạn đã có được sự tôn trọng và biết ơn từ nhân dân Mỹ. Lực lượng của chúng ta sẽ sớm về nước khi nào họ hoàn thành nhiệm vụ.

    Nước Mỹ miễn cưỡng tiến vào cuộc chiến này, nhưng mục tiêu thì hết sức rõ ràng. Nhân dân Mỹ, các quốc gia bằng hữu và đồng minh sẽ không thể khoan dung một chế độ vô luật đang đe doạ hoà bình với vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Chúng ta sẽ đương đầu với sự đe doạ đó bằng cả quân đội, không quân, hải quân, lực lượng tuần duyên và thủy quân lục chiến, vì thế sau này cũng ta sẽ không phải dùng lính cứu hoả, cảnh sát và bác sĩ để đối mặt với mối đe doạ trên đường phố của chúng ta.

    Giờ đây, chiến dịch đã bắt đầu. Cách duy nhất để giới hạn mối đe doạ là sử dụng lực lượng chiến lược. Và tôi có thể cam đoan với các bạn rằng đó không phải là chiến lược nửa vời. Chúng ta không chấp nhận một kết cục nào khác ngoài chiến thắng.

    Thưa toàn thể nhân dân Iraq. Mối hiểm hoạ đối với đất nước và thế giới sẽ không còn. Chúng ta sẽ vượt qua thời điểm nguy hiểm này và tiếp tục con đường hoà bình.

    Chúng ta sẽ bảo vệ tự do. Chúng ta sẽ mang tự do đến cho người khác. Chúng ta sẽ thắng thế.

    Chúa phù hộ chúng ta và những ai bảo vệ nước Mỹ.

    kô thể nào chấp nhận được
    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  4. #14

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Thế giới tức giận trước tối hậu thư của ông Bush

    Pháp tuyên bố rằng thế giới phản đối Mỹ. Trung Quốc tỏ ý hy vọng một giải pháp vào phút chót cho cuộc khủng hoảng Iraq. Cộng đồng Hồi giáo Indonesia và Malaysia lên án Washington và cho rằng một cuộc xung đột vũ trang sẽ khiến các tín đồ của thánh Allah căm giận, và là sự phỉ báng Liên Hợp Quốc.

    Văn phòng của Tổng thống Pháp Jacques Chirac ra tuyên bố HĐBA phản đối tối hậu thư mà ông Bush đọc sáng nay, và rằng việc bất chấp ý kiến của cộng đồng quốc tế sẽ phải gánh chịu "trách nhiệm nặng nề".

    "Bỏ qua tính hợp pháp của LHQ, lấy sức mạnh đè bẹp công bằng, điều đó sẽ là trách nhiệm nặng nề", văn bản viết.

    "Tình hình Iraq hiện giống như mũi tên sắp bay khỏi dây cung", Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phát biểu hôm nay. "Tuy nhiên, cho dù chỉ còn hy vọng mỏng manh, chúng tôi sẽ không ngừng những nỗ lực cho một giải pháp hoà bình".

    Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, đã có sự phản đối mạnh mẽ thông điệp của Tổng thống Mỹ. "Chúng tôi không thể chấp nhận quan điểm cho rằng các biện pháp ngoại giao đã hết. Đây chính là thời điểm quan trọng tăng cường các nỗ lực ngoại giao", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marty Natalegawa nói.

    Syafii Maarif, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo ôn hoà Muhammadiyah gồm 30 triệu thành viên, gọi ông Bush, Blair và Aznar là những tội phạm chiến tranh.

    Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng một cuộc chiến tranh do Mỹ phát động mà không có sự cho phép của LHQ sẽ là "thảm hoạ đối với thế giới". Ông cũng khẳng định rằng người dân các nước Hồi giáo "vô cùng tức giận".

    Quan điểm này cũng trùng với ý kiến của Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Lauro Baja. Ông này cho rằng cuộc chiến tranh có thể làm tăng nguy cơ các cuộc tấn công của du kích Hồi giáo ở Đông Nam Á. Hiện các quân nhân và chuyên gia Mỹ đang ở Philippines để huấn luyện binh sĩ sở tại trong cuộc chiến với phiến quân.

    Canada và Mexico, thành viên không thường trực HĐBA, cũng lên tiếng phản đối. Ngoại trưởng của chính quyền Ottawa tuyên bố nước này sẽ không tham chiến bởi chiến tranh "không phù hợp với lợi ích của Canada và hệ thống quốc tế".

    Tuy nhiên Australia và Nhật Bản giữ nguyên lập trường ủng hộ Mỹ gây chiến. Thủ tướng Howard khẳng định quân nhân Australia sẽ tham chiến cùng quân đội Mỹ. Canberra ra hạn cho các nhà ngoại giao Iraq 5 ngày để rút khỏi nước này, đồng thời ngừng xuất khẩu ngũ cốc sang nước vùng Vịnh. Còn Thủ tướng Nhật Koizumi, bất chấp làn sóng phản chiến trong nước, tuyên bố ủng hộ Mỹ.

    Sau bài phát biểu của ông Bush, các thị trường chủ chốt ở châu Á tăng, giá USD tăng, giá dầu thô giảm.

    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  5. #15

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Người dân ủng hộ hoà bình tập trung bên ngoài Nhà Trắng sau khi Tổng thống Bush tuyên chiến
    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  6. #16

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Người dân Việt Nam nghĩ về cuộc chiến tại Iraq
    Ngay khi những thông tin đầu tiên về cuộc chiến tại Iraq được truyền đi, tại các văn phòng, khu chợ, hay quán ăn... người dân VN đều hướng về vùng Vịnh. Ai cũng thể hiện sự lo lắng cho cuộc sống thời chiến của nhân dân Iraq sau giờ quân đội Mỹ khai hoả và không quên nhắc đến những e ngại về sự ảnh hưởng của nó đến Việt Nam.

    Nguyễn Hữu Phương, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty tấm lợp VitMetal (Hà Nội):

    Cuộc chiến đã xảy ra, dân chúng đang có tâm lý lo ngại và thiếu niềm tin vào Liên Hiệp Quốc, tổ chức bảo an cho toàn thế giới. Tiếng nói của nhiều nước vốn có ảnh hưởng đến hoà bình toàn cầu như Nga, Pháp giờ đây không còn trọng lượng.

    Cuộc chiến nào cũng có kẻ thắng người bại và có nhiều mất mát, nhưng người dân sẽ chịu nhiều mất mát và đau khổ nhất. Theo tình hình hiện nay, thì ưu thế đang thuộc về Mỹ. Nền kinh tế của Iraq sẽ khó có thể phục hồi sau khi chấm dứt đạn lửa. Nhưng Con giun xéo lắm cũng quằn nên không tránh khỏi những vụ khủng bố, bạo loạn nhỏ xảy ra ở khắp nơi. Và đây sẽ là thời cơ của những kẻ ăn theo như buôn bán vũ khí. Các nước ủnổ chức bảo an cho toàn thế giới. Tiếng nói của nhiều nước vốn có ảnh hưởng đến hoà bình toàn cầu như Nga, Pháp giờ đây không còn trọng lượng.

    Cuộc chiến nào cũng có kẻ thắng người bại và có nhiều mất mát, nhưng người dân sẽ chịu nhiều mất mát và đau khổ nhất. Theo tình hình hiện nay, thì ưu thế đang thuộc về Mỹ. Nền kinh tế của Iraq sẽ khó có thể phục hồi sau khi chấm dứt đạn lửa. Nhưng Con giun xéo lắm cũng quằn nên không tránh khỏi những vụ khủng bố, bạo loạn nhỏ xảy ra ở khắp nơi. Và đây sẽ là thời cơ của những kẻ ăn theo như buôn bán vũ khí. Các nước ủng hộ Mỹ hay Iraq đều dựa trên lợi ích kinh tế của đất nước mình. Ví dụ Nga và Pháp ủng hộ Iraq vì họ có nhiều lợi nhuận thu từ nguồn dầu mỏ này.

    Bà Huỳnh Thuý Hoa, tiểu thương chợ Bến Thành (TP HCM):

    Nghe đến chiến tranh mà tôi rùng mình. Lại chỉ khốn khổ người dân vô tội thôi. Quân Mỹ sao mà hay đi xâm lược qúa vậy. Rồi cả thế giới sẽ đảo lộn vì chiến tranh mất. Cái chợ Bến Thành này, bà con buôn bán chúng tôi rồi cũng phải chứng kiến giá cả leo thang. Nếu có hoạt động hỗ trợ cho những nạn nhân của cuộc chiến này, chúng tôi sẽ sẵn sàng tham gia.

    Ông Phạm Hoà, Cựu chi᥂g hộ Mỹ hay Iraq đều dựa trên lợi ích kinh tế của đất nước mình. Ví dụ Nga và Pháp ủng hộ Iraq vì họ có nhiều lợi nhuận thu từ nguồn dầu mỏ này.

    Bà Huỳnh Thuý Hoa, tiểu thương chợ Bến Thành (TP HCM):

    Nghe đến chiến tranh mà tôi rùng mình. Lại chỉ khốn khổ người dân vô tội thôi. Quân Mỹ sao mà hay đi xâm lược qúa vậy. Rồi cả thế giới sẽ đảo lộn vì chiến tranh mất. Cái chợ Bến Thành này, bà con buôn bán chúng tôi rồi cũng phải chứng kiến giá cả leo thang. Nếu có hoạt động hỗ trợ cho những nạn nhân của cuộc chiến này, chúng tôi sẽ sẵn sàng tham gia.

    Ông Phạm Hoà, Cựu chiến binh quận Cầu Giấy (Hà Nội):

    Cứ ngẫm từ thực tế của VN cách đây ba chục năm sẽ thấy được sự tàn khốc của chiến tranh. Qua truyền hình tôi được biết dân Iraq đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với lửa đạn nhưng cũng không thể tránh khỏi được những cảnh tang tóc và di chứng lâu dài của chiến tranh mà người dân thường sẽ phải hứng chịu tất cả. Chính vì vậy mà tôi thấy cần phải lên án, phải chống đối lại cuộc chiến.

    Hơn nữa đây cũng là cuộc chiến không cân xứng, một bên là đối thủ quá mạnh và một bên là quốc gia nghèo đói, yếu ớt chỉ trong 10 năm chA¿n binh quận Cầu Giấy (Hà Nội):

    Cứ ngẫm từ thực tế của VN cách đây ba chục năm sẽ thấy được sự tàn khốc của chiến tranh. Qua truyền hình tôi được biết dân Iraq đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với lửa đạn nhưng cũng không thể tránh khỏi được những cảnh tang tóc và di chứng lâu dài của chiến tranh mà người dân thường sẽ phải hứng chịu tất cả. Chính vì vậy mà tôi thấy cần phải lên án, phải chống đối lại cuộc chiến.

    Hơn nữa đây cũng là cuộc chiến không cân xứng, một bên là đối thủ quá mạnh và một bên là quốc gia nghèo đói, yếu ớt chỉ trong 10 năm chịu 2 cuộc chiến. Mỹ đã chơi không đẹp khi bắt họ phá bỏ toàn bộ vũ khí rồi lại tấn công người ta. Là người đã từng chứng kiến và tham gia đấu tranh bảo vệ đất nước tôi rất hiểu và chia sẻ những nỗi khổ của người dân Iraq.

    Bùi Vũ Anh, Giảng viên khoa Toán cơ tin - ĐH Khoa học Tự Nhiên (ĐH QG Hà Nội):

    Xâm chiếm nước khác bất chấp những phản đối của thế giới là điều phi lý mà Mỹ vẫn áp dụng từ trước đến nay, từ cuộc chiến ở Việt Nam, Cuba, Nam Tư và bây giờ là Iraq. Là một cường quốc, Mỹ thường dùng biện pháp quân sự, nếu chưa khuất phục được qịu 2 cuộc chiến. Mỹ đã chơi không đẹp khi bắt họ phá bỏ toàn bộ vũ khí rồi lại tấn công người ta. Là người đã từng chứng kiến và tham gia đấu tranh bảo vệ đất nước tôi rất hiểu và chia sẻ những nỗi khổ của người dân Iraq.

    Bùi Vũ Anh, Giảng viên khoa Toán cơ tin - ĐH Khoa học Tự Nhiên (ĐH QG Hà Nội):

    Xâm chiếm nước khác bất chấp những phản đối của thế giới là điều phi lý mà Mỹ vẫn áp dụng từ trước đến nay, từ cuộc chiến ở Việt Nam, Cuba, Nam Tư và bây giờ là Iraq. Là một cường quốc, Mỹ thường dùng biện pháp quân sự, nếu chưa khuất phục được quốc gia đó sẽ áp dụng chính sách chèn ép kinh tế mà Nam Tư là một ví dụ điển hình.

    Chiến tranh xảy ra ảnh hưởng tới toàn thế giới. Mỹ sẽ dẹp được cái gai trong mắt là Saddam Hussein và sẽ có được nguồn dầu mỏ lớn nhất hiện nay. Và trong mấy chục năm tới Mỹ sẽ không phải lo về nguồn nguyên liệu quý giá này. "Thắng lợi" này sẽ tạo tiền lệ cho Mỹ là thích xâm lược nước nào sẽ mang quân đến đánh mà không cần để mắt đến ý kiến của những nước khác.

    Iraq đã một lần sống trong thời chiến, nhưng dù người dân đã lường trước vẫn không tránh khỏi bệnh dịuốc gia đó sẽ áp dụng chính sách chèn ép kinh tế mà Nam Tư là một ví dụ điển hình.

    Chiến tranh xảy ra ảnh hưởng tới toàn thế giới. Mỹ sẽ dẹp được cái gai trong mắt là Saddam Hussein và sẽ có được nguồn dầu mỏ lớn nhất hiện nay. Và trong mấy chục năm tới Mỹ sẽ không phải lo về nguồn nguyên liệu quý giá này. "Thắng lợi" này sẽ tạo tiền lệ cho Mỹ là thích xâm lược nước nào sẽ mang quân đến đánh mà không cần để mắt đến ý kiến của những nước khác.

    Iraq đã một lần sống trong thời chiến, nhưng dù người dân đã lường trước vẫn không tránh khỏi bệnh dịch, đói khổ và những gia đình bất hạnh. Sự tàn phá của chiến tranh rất khủng khiếp, nó không bỏ qua bất kỳ cái gì, từ con người đến của cải. Chính vì vậy mà chẳng ai ủng hộ chiến tranh. Tôi cũng đã cùng đồng nghiệp ký vào lời kêu gọi phản đối chiến tranh Iraq để gửi sang Mỹ.

    Ông Mai Anh, 64 tuổi, cán bộ Trung tâm tư vấn pháp lý Thăng Long (Hà Nội):

    Tôi cho rằng việc Mỹ đánh Iraq sẽ gây ra làn sóng mạnh mẽ của người dân nước này và như thế ông Bush sẽ khó mà giữ nổi vị trí của mình. Hơn nữa Mỹ cũng phài dè chừng vì khi đáng Iraq, lập tức Bắc Triều Tiên sẽ có phản ứnch, đói khổ và những gia đình bất hạnh. Sự tàn phá của chiến tranh rất khủng khiếp, nó không bỏ qua bất kỳ cái gì, từ con người đến của cải. Chính vì vậy mà chẳng ai ủng hộ chiến tranh. Tôi cũng đã cùng đồng nghiệp ký vào lời kêu gọi phản đối chiến tranh Iraq để gửi sang Mỹ.

    Ông Mai Anh, 64 tuổi, cán bộ Trung tâm tư vấn pháp lý Thăng Long (Hà Nội):

    Tôi cho rằng việc Mỹ đánh Iraq sẽ gây ra làn sóng mạnh mẽ của người dân nước này và như thế ông Bush sẽ khó mà giữ nổi vị trí của mình. Hơn nữa Mỹ cũng phài dè chừng vì khi đáng Iraq, lập tức Bắc Triều Tiên sẽ có phản ứng. Tôi đã theo dõi những ngày gần đây, Triều tiên có những quyết định rất ghê gớm nhằm đánh động cho Mỹ biết đến vai trò của họ. Bởi vậy Mỹ đã sai lầm nghiêm trọng và có thể sẽ dẫn đến một đòn gậy ông đập lưng ông.

    Anh Phạm Hoàng Anh, nhân viên Công ty Nhựa Bình Minh (TP HCM):

    Từ khi được tin chiến tranh đã bắt đầu, tôi ngồi dán mắt vào màn hình vi tính để theo dõi từng bước tiến của quân đội Mỹ. Ai sẽ thắng, điều đó không quan trọng. Chiến tranh là sẽ có mất mát đau thương và chúng ta chỉ có thể hy vọng nó nhanh chóng kết thúc. Tôi nghĩ, ông Saddam Hussein nên vì những ngƥBg. Tôi đã theo dõi những ngày gần đây, Triều tiên có những quyết định rất ghê gớm nhằm đánh động cho Mỹ biết đến vai trò của họ. Bởi vậy Mỹ đã sai lầm nghiêm trọng và có thể sẽ dẫn đến một đòn gậy ông đập lưng ông.

    Anh Phạm Hoàng Anh, nhân viên Công ty Nhựa Bình Minh (TP HCM):

    Từ khi được tin chiến tranh đã bắt đầu, tôi ngồi dán mắt vào màn hình vi tính để theo dõi từng bước tiến của quân đội Mỹ. Ai sẽ thắng, điều đó không quan trọng. Chiến tranh là sẽ có mất mát đau thương và chúng ta chỉ có thể hy vọng nó nhanh chóng kết thúc. Tôi nghĩ, ông Saddam Hussein nên vì những người dân vô tội mà quan tâm đến lời kêu gọi của Mỹ, khi còn chưa quá muộn. Tuy nhiên, nếu đặt vào vị trí ông ta hiện nay thì có lẽ tôi cũng khó có quyết định khác.

    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  7. #17

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Binh sĩ Iraq tuyên bố sẵn sàng xả thân vì đất nước.

    Song song với cuộc họp thượng đỉnh Azores của các nước chủ chiến, Hội đồng Chỉ huy Cách mạng Iraq đã đưa ra những quyết định nhằm đối phó với một cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cả bốn khu vực quân sự mới được thiết lập nói trên đều nằm dưới quyền của Tổng thống Saddam Hussein. Nhân sự chỉ huy trực tiếp ở mỗi khu quân sự được sắp xếp như sau:

    - Khu phía bắc, gồm một số mỏ dầu quan trọng, do tướng Izzat Ibrahim chỉ huy.

    - Khu phía nam, gồm thành phố Basra, do tướng Ali Hassan al-Majid phụ trách.

    - Khu miền trung Euphrates nằm dưới quyền của ông Mizban Khadr Hadi.

    - Thủ đô Baghdad cùng một số vị trí quan trọng khác ở miền trung như thành phố Tikrit, quê hương của Tổng thống Saddam Hussein, do người con trai thứ hai của ông là Qusay Hussein chỉ huy.


    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  8. #18

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Hơn 1.000 người Mỹ bị bắt vì biểu tình phản chiến


    Biểu tình chống chiến tranh ở Detroit.
    Những người này bị cảnh sát San Francisco tống giam đêm qua, là số người biểu tình bị bắt đông nhất trong vòng 22 năm qua ở đây. Trong khi đó hàng chục nghìn người Mỹ biểu tình ở khắp đất nước phản đối chiến tranh Iraq.

    "Nếu biểu tình diễn ra trên tất cả các thành phố, hoặc là sẽ có thiết quân luật, hoặc chiến tranh chấm dứt", một sinh viên trên đường phố nói.

    Hơn 100 người phản đối, bất chấp trời mưa như trút, đã xuống các con đường dẫn tới Nhà Trắng. Những người khác tập trung trên cây cầu Key Bridge. Trong đó 3 người đã bị bắt.

    Biểu tình phản chiến cũng diễn ra tại New York và các thành phố khác ở châu Âu.

    Cũng tại Mỹ, hôm qua đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình ủng hộ chiến tranh, với cách thức trầm lặng hơn.

    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  9. #19

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Diễn biến Chiến tranh Iraq (giờ HN)
    21/3:
    18h40': Một lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng
    17h25': Iraq tổ chức họp báo chính thức lần đầu tiên.
    17h05': B52 của Anh cất cánh từ căn cứ của Anh.
    16h23': Lính thuỷ đánh bộ Mỹ cắm cờ tại cảng mới Umm Qasr
    16h19': Mỹ chiếm được cảng mới Umm Qasr.
    15h29': Bộ trưởng Quốc phòng Anh Geoff Hoon cho biết 30 giếng dầu ở nam Iraq bị đốt.
    15h03': Đặc nhiệm Mỹ chiếm được các giếng dầu ở thành phố Kirkuk, bắc Iraq.

    Chi tiết»
    14h20': Binh sĩ Anh bắt tù binh ở phía nam Iraq
    13h30': Đơn vị kỵ binh số 7 của Mỹ đã đi được nửa đường đến Baghdad
    12h00': Đoàn thiết giáp Mỹ bị quân Iraq đánh chặn.
    08h05': Có những tiếng nổ lớn ở thành phố Basra.
    07h37': Trực thăng chở 16 quân nhân Anh Mỹ bị rơi làm toàn bộ thiệt mạng.
    01h48': Một số nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay thuỷ quân lục chiến Mỹ đã tràn vào Iraq qua biên giới Kuwait.
    01h15' (21/3): Đợt tấn công thứ hai nhằm vào lực lượng Vệ binh Cộng hoà bắt đầu.
    20/3:
    18h05': Chính phủ Iraq thông báo một dân thường thiệt mạng.
    17h04': Báo động toàn diện ở Kuwait City.
    16h51': Quân đội Mỹ: tên lửa Scud bắn từ Iraq vào sa mạc Kuwait bị Patriot chặn.
    16h32': Báo động phòng không ở Kuwait City, dân chúng đeo mặt nạ phòng độc.
    16h22': Anh yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ mở không phận cho máy bay chiến đấu của Anh.
    16h15': Iran đóng không phận. 16h03': Giới chức quân sự Mỹ tại Kuwait: cuộc không kích Iraq sẽ tiếp tục trong 2-3 ngày.
    15h47': Nhóm người tị nạn đầu tiên tới Jordan từ Iraq.
    15h32': Bộ thông tin Iraq cho biết thường dân Iraq bị thương do Mỹ tấn công.
    14h59': Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói quân đội nước này đang trong tình trạng báo động "rất, rất cao".
    14h49': Thủ tướng Nga Kasyanov nói "lấy làm tiếc" về việc cuộc chiến đã khai mào.
    14h45': Giới quân sự Kuwait cho biết pháo Iraq bắn vào khu vực biên giới chung, quân Mỹ bắn trả.
    13h00': Còi báo động ở Baghdad vang lên lần thứ hai trong ngày sau đợt ném bom thứ hai ở ngoại ô thành phố.
    12h30': Tổng thống Hussein phát biểu trên truyền hình, tuyên bố quyết tâm đánh bại Mỹ.
    11h00': Mỹ ra báo động toàn cầu, cảnh báo tấn công khủng bố đối với công dân Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.
    10h51': Con trai Tổng thống Saddam Hussein phát biểu trên truyền hình: "Nếu Mỹ đánh chúng ta, binh lính của họ sẽ chết".
    10h45': Tên lửa hành trình Tomahawk và bom laser dẫn đường được phóng đi từ Hồng Hải và vịnh Persian.
    10h15’: Tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair phát biểu trước dân chúng. Sau đó, ông Bush đi ngủ.
    9h45’: Người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố: “Giai đoạn đầu của chiến dịch giải giáp Iraq bắt đầu”.
    9h30’ (20/3): Tiếng nổ đầu tiên làm rung chuyển thủ đô Iraq, máy bay gầm rú, còi báo động hú vang.



    Thiệt hại của hai bên
    Mỹ
    - 3 trực thăng
    - 13 binh sĩ - 1 xe tăng
    Iraq
    - 1 thường dân
    - 1 cảng
    - 2 trận địa phòng không
    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

  10. #20

    Join Date
    Feb 2003
    Location
    Hoa Hỏa sơn,Thủy Liêm động
    Posts
    1,258
    Biểu tình phản chiến lan rộng khắp thế giới


    "Chiến tranh không phải là giải pháp của thế kỷ 21".
    Hơn 10.000 người đã tham gia cuộc tuần hành chống chiến tranh ở Tokyo hôm nay, ngay sau khi Tổng thống Mỹ George Bush lên tiếng cảm ơn Thủ tướng Nhật Bản đã tham gia "liên minh chống Saddam Hussein". Cùng thời điểm đó, tại nhiều thành phố lớn trên toàn cầu cũng nổ ra các hoạt động tương tự.

    Hôm nay là ngày thứ hai của hoạt động phản chiến có quy mô toàn cầu, diễn ra song song với tình hình chiến sự ở vùng Vịnh. Các cuộc biểu tình phản chiến diễn ra dữ dội tại các quốc gia ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hành động quân sự chống Iraq, đặc biệt là nước Mỹ. Cảnh sát nước này đã bắt giữ hàng nghìn người biểu tình ở các thành phố lớn.

    Còn ở phía bên kia bờ đại dương, hơn 5.000 người đã tuần hành trên đường phố Melbourne để biểu thị thái độ chống chiến tranh, sau khi quân đội Australia thông báo lực lượng đặc nhiệm của họ đã xung trận tại Iraq.

    Các nước Đông Nam Á trong những ngày này cũng sôi nổi các hoạt động vì hòa bình. Trước cửa đại sứ quán Mỹ ở Bankkok hôm nay ken đầy những người Thái Lan chống chiến tranh. Khoảng 7.000 người Hồi giáo ở thành phố Kota Baharu, phía đông Malaysia đã đốt cờ Anh, Mỹ và hình nộm Tổng thống George Bush, Thủ tướng Tony Blair.

    Tại quốc gia có nhiều người theo đạo Hồi nhất thế giới là Indonesia, những người biểu tình đã ném trứng vào đại sứ quán Anh ở thủ đô Jakarta. Surabaya, thành phố lớn thứ hai của quốc đảo này cũng chứng kiến các cuộc tuần hành vì hoà bình trước cửa lãnh sự quán Mỹ. Tổng thống Megawati Sukarnoputri đã cáo buộc cuộc tấn công Iraq là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.

    Nhiều thành phố ở Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Đức, Pháp, Bỉ, Hy Lạp, Italy, Argentina... cũng liên tiếp xuất hiện những cuộc biểu tình phản chiến quy mô lớn.

    Này bạn ơi xin nhớ cho rằng
    Dù đường đời vạn nẻo về đâu
    Cuộc đời mình là bụi cát xa xôi
    Thế gian này chẳng phải riêng ta

Page 2 of 14 FirstFirst 123412 ... LastLast

Similar Threads

  1. Chiến Tranh!
    By cind in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 0
    Last Post: 30-07-06, 04:21 PM
  2. Truyện tranh NHẬT BẢN ...
    By Romeo in forum Nơi giải trí cuối tuần...
    Replies: 10
    Last Post: 27-09-04, 11:31 PM
  3. chiến tranh?!
    By ac in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 1
    Last Post: 15-04-03, 12:36 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •