Results 1 to 3 of 3

Thread: Phương pháp điều trị mới chống Virus HIV

  1. #1
    Các nhà khoa học Đức thông báo hôm thứ 2 là đã đưa vào phương pháp điều trị mới chống lại sự lan truyền của virus HIV gây ra bệnh Siđa, bằng cách tách protêine từ tế bào của người. Viện nghiên cứu Heinrich-Pette thuộc trường Đại Học Hambourg, kết hợp với trường Đại Học Nuremberg –Erlangen, thành công trong việc xác định một loại prôtêin từ tế bào của người, prôtêin DHS khi đã bị trung hoà sẽ cản trở việc phát triển của virus HIV. Nhà nghiên cứu Ilona Hauber và các đồng nghiệp đã thành công trong việc “ngăn cản sự lây lan của các virus kháng HIV, mà đối với Virus này tất cả các loại tác nhân chống virus đều không có ảnh hưởng.”, “Ngược lại với các biện pháp trước đây mà người ta loại bỏ prôtêin của chính virus thì phương pháp mới này dựa trên cơ sở làm vô hiệu hoá prôtêin ở người, mà prôtêin này đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm gia tăng virus.”

    Phát hiện này cũng đã được công bố trong số tháng 1 của tạp chí khoa học Mỹ. Ngay cả các loại virus kháng ở các liệu pháp tăng cường có thể cũng bị tách ra theo phương pháp này. Virus HIV-1 bao gồm 1 ký sinh phát triển ngay trong tế bào người bằng cách dùng rất nhiều Prôtêin hoặc các thành phần khác trong tế bào người. Các vết viêm nhiễm không thể được chữa khỏi trong một thời gian ngắn hay vừa vì virus HIV không thể được tách ra khỏi cơ thể người bệnh.

    Nhìn chung, những phương pháp dựa vào việc cản trở sự phát triển của virus, gây ra sự xuất hiện và phát triển của Siđa, có thể có rất nhiều tác dụng phụ như một dạng bất bình thường của các mô mỡ dưới da, chứng loãng xương, sự hiếm dần của các mô xương.

    Gần 40 triệu người bị nhiễm HIV trên thế giới với xu hướng ngày càng gia tăng, mà nhiều nhất là ở Châu Phi, một số vùng Châu Á, Đông Âu, số lượng người nhiễm HIV cũng tăng ở cả các nước Tây Âu.

    Kiều Minh , le monde
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  2. #2
    Tìm thấy gien kiểm soát nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

    Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện thêm một gien giúp giải thích phần nào sự nhạy cảm khác nhau của mọi người đối với HIV. Phát hiện này có thể giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với cấu trúc gien của bệnh nhân.

    Giới khoa học biết rằng một số người có khả năng đề kháng tự nhiên đối với HIV. Nhiều người phát triển bệnh AIDS chỉ vài tháng sau khi nhiễm HIV, trong khi những người khác có thể sống chung với HIV hàng chục năm. Theo Sunil Ahuja và đồng nghiệp thuộc ĐH Texas (Mỹ), sự khác biệt ở gien CCL3L2 có thể giải thích hiện tượng trên. Họ phát hiện những người mang nhiều phiên bản của gien này ít có nguy cơ nhiễm HIV hoặc có nhiễm cũng khó phát triển thành AIDS.

    Phát hiện của nhóm nghiên cứu mở ra hy vọng: trong tương lai mọi người có thể được giám sát gien này cũng như các gien khác liên quan tới khả năng đề kháng HIV. Chẳng hạn, người dễ nhiễm HIV có thể tham gia một khoá điều trị tích cực. Bệnh nhân cũng có thể được phân chia theo cấu trúc gien trong các cuộc thử nghiệm vắc-xin ngừa HIV nhằm xác định những nhóm phản ứng cao nhất.

    Các nhà khoa học đã biết một số gien khác liên quan tới sức đề kháng đối với HIV, trong đó có gien CCR5. Thường thì HIV bám vào protein CCR5 trên bề mặt của một số loại bạch huyết cầu và sử dụng protein này để xâm nhập vào tế bào. Các đột biến ở CCR5 giúp mọi người có khả năng miễn dịch cao hơn với HIV. CCL3L1 sản xuất một loại protein cùng tên bám vào CCR5. Do vậy, những người mang nhiều phiên bản của CCL3L1 đề kháng cao hơn với HIV bởi họ tạo ra nhiều CCL3L1 hơn, giảm lượng CCR5, ngăn cản virus xâm nhập vào bạch huyết cầu.

    Nhóm nghiên cứu đã đếm số phiên bản gien CCL3L1 ở nhiều nhóm dân số trên khắp thế giới. Người châu Phi có trung bình sáu gien CCL3L1 trong khi các nhóm dân số khác chỉ có 3. Họ so sánh người nhiễm HIV và khoẻ mạnh trong các nhóm dân số khác nhau và đếm số phiên bản gien nói trên. Kết quả là những người có số gien CCL3L1 ở mức trung bình thấp có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn cũng như nguy cơ mắc AIDS lớn hơn nếu nhiễm virus.

    Nhóm nghiên cứu cũng ước tính khoảng 40% nguy cơ nhiễm HIV có thể được giải thích bởi hai gien CCR5 và CCL3L1. Tuy nhiên, họ cũng tin rằng còn nhiều gien liên quan khác chưa được nhận dạng. Nhiều nhân tố phi di truyền, chẳng hạn như mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

    Minh Sơn (Theo Nature)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  3. #3
    Bổ sung gien để ngăn HIV phát thành AIDS

    Theo các nhà nghiên cứu Anh, bổ sung một gien vào cơ thể người có thể ngăn ngừa bệnh nhân HIV chuyển sang giai đoạn bệnh AIDS.

    Khoa học đã từng biết rằng làm tế bào khỉ nâu nhiễm HIV khó khăn hơn nhiều so với tế bào người trong phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy có sự khác biệt ở tế bào khỉ, và sự khác biệt đó ngăn cản quá trình lây nhiễm của HIV sang tế bào. Sau đó, họ phát hiện ra gien Trim 5 alpha chính là chìa khoá của vấn đề. Ở khỉ nâu, gien này ngăn không cho HIV sinh sôi. Tuy nhiên, gien tương tự ở người thì không làm được điều đó.

    TS Jonathan Stoye, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y học quốc gia Anh, cùng cộng sự đã nghiên cứu sự khác biệt giữa gien Trim 5 alpha của người và khỉ. Kết quả cho thấy, có sự thay đổi rõ ràng ở một protein trong tế bào khỉ nâu có vai trò phong toả HIV. Bằng cách thay thế một protein của người bằng protein của khỉ, nhóm đã làm cho tế bào của người kháng lại HIV. Như vậy, HIV sẽ không thể lây nhiễm sang người nếu con người mang một phiên bản Trim 5 alpha của khỉ nâu.

    TS Stoye nói: ''Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, mở đường cho một liệu pháp gien chống AIDS hiệu quả. Đưa gien khỉ vào cơ thể người sẽ giúp tế bào chống lại sự lây nhiễm của HIV. Về mặt lý thuyết, có thể lấy bạch huyết cầu khoẻ mạnh của bệnh nhân HIV, bổ sung gien Trim 5 alpha biến đổi để tăng khả năng kháng HIV, nhân bản rồi đưa trở lại cơ thể. Những tế bào này có thể ngăn cản quá trình chuyển sang bệnh AIDS. Các chuyên gia cũng có thể bào chế thuốc kích hoạt gien Trim 5 alpha ở người để kháng HIV.''

    Phương pháp trên được gọi là liệu pháp gien, kỹ thuật đưa vật liệu di truyền vào tế bào để chống bệnh tật. Kỹ thuật này đã được sử dụng để điều trị bệnh liệt rung và đang thử nghiệm để trị ung thư và bệnh xơ hoá nang. Tuy nhiên, phải mất vài năm nữa mới có thể áp dụng được liệu pháp gien trên đối với bệnh nhân HIV.

    Minh Sơn (Theo Reuters, BBC)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Similar Threads

  1. Bí mật của virus chống HIV đã được làm sáng tỏ
    By heorung in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 0
    Last Post: 06-09-05, 10:22 PM
  2. Bí ẩn quá trình virus HIV biến đổi hình dạng
    By heorung in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 0
    Last Post: 26-02-05, 12:48 PM
  3. Cảnh báo virus mới tương tự HIV
    By heorung in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 0
    Last Post: 23-08-04, 08:28 PM
  4. Virus viêm gan G - niềm hy vọng mới
    By heorung in forum Vui để sống, sống đời cho đáng sống !
    Replies: 1
    Last Post: 13-08-04, 10:25 AM
  5. Virus mới lấy Tổng thống Mỹ làm trò hề
    By chitcon289 in forum Giải trí online
    Replies: 0
    Last Post: 09-01-04, 03:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •