Thủ dâm (hay tự kích dục) là một trong những biện pháp an toàn nhất để đạt khoái cảm trong đời sống tình dục, thủ dâm giúp giải toả tâm lý tình dục, đồng thời còn là biện pháp tập luyện để có được kinh nghiệm tốt hơn trong sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên việc lạm dụng thủ dâm sẽ có thể để lại hậu quả cho sức khoẻ.

Trước hết, chúng ta cần làm rõ không chỉ có thủ dâm mới có tình trạng lạm dụng mà tất cả các hoạt động tình dục khác đều có hiện tượng lạm dụng tình dục (mà trong một số tài liệu gọi là nghiện tình dục) ở các mức độ khác nhau. Như làm dụng quan hệ tình dục, lạm dụng phim kích dục, lạm dụng thủ dâm,...

Thế nào là lạm dụng:

Thủ dâm hoặc quan hệ tình dục theo nhu cầu đòi hỏi của cơ thể và đem lại tình trạng cân bằng, sảng khoái cho cơ thể, giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với các nhu cầu hoạt động vận động và tư duy.

Ở tuổi vị thành niên (10-19 tuổi), do sự phát triển của các tuyến nội tiết, đặc biệt là nội tiết tố sinh dục nam testosterone tăng nhiều tạo ra xung năng tình dục. Xung năng này chính là ham muốn tình dục là cơ sở của các hành vi, hoạt động tình dục như quan hệ tình dục, thủ dâm. Khi đạt được cực khoái, cảm giác thỏa mãn ấy đã tạm đóng lại mọi cơ chế kích thích tình dục, làm giảm đi xung năng tình dục sôi sục, đưa cơ thể trở lại trạng thái yên tĩnh, cân bằng. Trong trường hợp này, thủ dâm đem đến sự cân bằng, thoải mái.

Giới hạn của mức độ bình thường sẽ do chính bản thân người đó xác định dựa trên tình trạng sức khoẻ, tinh thần của mình sau khi thực hiện hành vi tình dục.

Lạm dụng tình dục là những trường hợp:

Cảm thấy mỏi mệt, sao nhãng nhiệm vụ học tập, cảm giác ân hận sau mỗi lần thực hành, suốt ngày nghĩ nhiều đến chuyện tình dục nam nữ.

Nhưng sẽ là có hại khi nó được thực hành hàng ngày, hoặc quá nhiều lần trong ngày làm cho thanh thiếu niên không còn quan tâm đến những việc khác (vui chơi, thể thao, học tập...) hoặc rơi vào trạng thái tự dằn vặt. Sự quá đà này có thể gây những hậu quả thể chất, tâm lý và thần kinh. Về thể chất, hậu quả thường gặp là rối nhiễu thần kinh tim với biểu hiện mạch và nhịp tim nhanh, đôi khi còn khó thở và toát mồ hôi.

Để khắc phục tình trạng này cần có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa tâm lý và thần kinh hỗ trợ. Bên cạnh các liệu pháp tâm lý, sự khuyến khích người đó tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng, vui chơi lành mạnh, một số loại thuốc an thần cũng có thể sẽ được sử dụng giúp người đó sớm bình ổn về tinh thần và trở lại hoạt động bình thường