- Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong gene của con người cũng là lời giải đáp cho ước mơ từ một phần tư thế kỷ nay là cơn bệnh “thế kỷ HIV” sẽ không sao phát triển thành bệnh Aids và giết chết bao nhiêu triệu người trong khoảng thời gian nói trên.

Thứ hai 10/1/2005 là ngày các khoa học gia của Viện National Institute of Medical Research ở thủ đô Anh Quốc London cho hay là họ đã khám phá một sự khác biệt rất quan trọng giữa một gene của con người và một gene của loài khỉ Rhesus (có nhiều ở Aán Độ), thường được xử dụng trong phòng thí nghiệm trên thế giới.
Các khoa học gia Anh Quốc cho biết phải chi gene của khỉ Rhenus giống hệt của genne người thì bây giờ đã không có “chuyện dài” về việc có 40 triệu bệnh nhân Aids khổ sở trên toàn thế giới như hiện nay.

Bác sĩ Jonathan Stoye, Trưởng Khoa Vi Trùng Học của Viện nói trên, nhận xét: “Nếu gene này đã nhận ra HIV thì có lẽ chúng ta đã không bao giờ nghe nói về Aids. Tôi nghĩ đây là mấu chốt thay đổi quan trọng nhất.”

Các nhà khoa học nhận ra một điều là rất khó mà làm lây nhiễm các tế bào của khỉ Rhenus để nó mắc bệnh HIV trong phòng thí nghiệm, ngược lại chuyện này khá dễ dàng đối với tế bào con người. Như thế phải có “cái gì đó” khác biệt trong các tế bào của khỉ đã ngăn chận không cho bệnh phát ra.

Một gene có tên là Trim 5-alpha đã được tìm ra là thủ phạm. Trong cơ thể của khỉ, chứ không phải trong cơ thể của người, gene này đã ngăn chận được vi khuẩn HIV không lan rộng thêm ra.

Bác sĩ Stoye và các cộng sự của ông nghiên cứu tất cả những gì có liên quan tới gene Trim 5-alpha của khỉ và người. Họ đã “lần hồi” ra được một thay đổi trong một protein có vai trò quan trọng trong việc ngăn chận HIV. Họ còn thấy nếu thay đổi một protein của người bằng một protein lấy từ khỉ họ có thể làm cho các tế bào con người có thể chống đỡ được với HIV.

Sau khi bài khảo cưú của nhóm của ông được đăng trên báo Current Biology, Bác sĩ Stoyce tuyên bố với phóng viên Ruters: “Khám phá này có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong việc phát triển môn chữa trị bằng gene để chống đỡ Aids.”

Ông và nhóm cộng sự viên tỏ ra lạc quan là nếu mang gene có thay đổi về protein này trở lại cơ thể con người thì có thể khiến tế bào con người này có khả năng kháng lại HIV.

Trị liệu bằng gene (gene therapy) là một kỹ thuật có tính thử nghiệm theo đó người ta sẽ mang các chất liệu di truyền cấy vào tế bào con người để chống chọi lại với bệnh tật. Kỹ thuật này đã được dùng để trị bệnh Parkinson và đang được thí nghiệm để trị các chứng bệnh u xơ và ung thư các loại.

Hai đứa bé người Pháp vốn có hệ miễn nhiễm cơ thể rất yếu kém đã được trị lành bằng phương pháp này và hai em lành bệnh nhưng sau đó hai em bị bệnh ung thư máu.

Bác sĩ Stoye nói: “Nếu bạn bị HIV xâm lấn thì thành tựu mới nhất này có thể giúp tế bào cơ thể bạn không phát triển thành Aids, thí dụ như chúng ta có thể làm “tẩy sạch” các tế bào nhiễm HIV ra khỏi cơ thể người bệnh rồi mang gene đã có thay đổi protein cấy trở lại cơ thể người bệnh.”

Theo ông thì lúc đó các tế bào có tính phản kháng (resistant cells) có thể đủ mạnh để ngăn chận không cho Aids phát triển, nhưng ông cho hay còn cần có thêm nhiểu thí nghiệm trên cơ thể thú vật và cơ thể người trong phòng thí nghiệm về phương hường này.

Ông kết luận: “Nếu chuyện này đồng nghĩa với việc thêm vào một phương pháp trị bệnh Aids mới, cộng với các cách và các loại thuốc đã được dùng bấy lâu nay thì tôi nghĩ việc làm của chúng tôi cũng không uổng công.”

Hồng Quang theo Reuters-Science