Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 21

Thread: Thanh hóa!

Hybrid View

  1. #1
    congtu_dangyeu259
    Guest



    Hãy vào các trang này mà xem về thanh hóa nha :laugh: bị mất bài thanh hóa cũ thức quá nhưng không làm gì được. :nhieuchuyen:

  2. #2
    congtu_dangyeu259
    Guest
    7 cô gái và cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS


    Những đồng đẳng viên này đang chuẩn bị cho một ngày làm việc mới
    7 cô gái tuổi từ 25 - 31 trong Nhóm đồng đẳng tại thị xã biển Sầm Sơn, Thanh Hóa đang ngày đêm âm thầm hoạt động trong cuộc chiến chống đại dịch thế kỷ…


    Từ cuộc chiến trong gia đình

    Tháng 10/2004, 7 cô gái tuổi ngoài đôi mươi không ai bảo ai, tự tìm đến Trung tâm Y tế thị xã Sầm Sơn xin được làm điều gì đó mà chính họ cũng chưa biết, để hạn chế sự lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ.

    Mới nghe, chẳng ai tin, thậm chí một vài cán bộ của Trung tâm còn nghi ngờ mục đích của họ. Mãi đến khi được nghe các cô gái tâm sự về những bi kịch trong chính gia đình họ thì người ta mới vỡ lẽ…

    P. là người đầu tiên trong nhóm dám bộc bạch suy nghĩ của mình. Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, nhưng bằng tình cảm, sự sẻ chia và giáo dục của người cha, 5 anh chị em của P. đều được học hành đến nơi đến chốn. Cuộc sống tưởng như cứ thế êm đềm trôi.

    Cuối năm 2000, anh của P. là tài xế xe tải đường dài dính nghiện. Sau đó không lâu, qua xét nghiệm, người ta phát hiện anh đã mắc HIV… Gia đình P. dần dần tuột dốc. Bản thân P., do chán đời, lại bị đám bạn rủ rê, nhanh chóng trở thành gái bán dâm… Khu phố P. ở, nhiều người là anh em, họ hàng, bạn bè… gái thì bán dâm; trai thì tiêm chích, hút hít, trấn lột, trộm cắp.

    Một đêm sau cuộc mây mưa với khách làng chơi, P. uống rượu say, chợt nhận ra mình cô đơn giữa cuộc đời này: Gia đình tan nát, bạn bè xa lánh, anh em tan đàn xẻ nghé, chỉ còn hai bàn tay trắng… P. quyết định từ giã quãng đời nhơ nhuốc, mua vui cho thiên hạ, trở về sắm gánh hàng rong, kiếm sống qua ngày.

    Tất nhiên, để trở về với cuộc sống này, P. đã vật vã nhiều đêm, đấu tranh, dằn vặt, không ít lần tưởng như như khó có thể đứng vững vì sự cám dỗ của những đồng tiền kiếm được quá dễ của khách làng chơi. Nhưng P. đã vượt qua. Và bây giờ, P. đã lập gia đình; chồng P. là người hiểu và độ lượng với quá khứ của P.; 3 đứa con nhỏ “biết ăn ngủ, biết học hành…”.

    Sáu cô gái khác, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều mang trong mình nỗi đau. Người từng là gái bán dâm, người bị chồng ruồng bỏ, người sống trong gia đình có anh em là con nghiện… Họ đến với nhau trong “nhóm đồng đẳng” như một duyên nợ hay như một sự hối cải, với mong muốn không để danh sách tử thần của HIV/AIDS ngày càng dài thêm…

    Đến sự sẻ chia giữa dòng đời

    Trước tháng 10/2004, 7 cô gái hoạt động trong Nhóm đồng đẳng với công việc chính là phát phiếu điều tra về hiện trạng lây nhiễm căn bệnh thế kỷ trong các đối tượng mại dâm, nghiện hút. Cùng lúc đó, Trung tâm Y tế thị xã Sầm Sơn thành lập Nhóm can thiệp, tập hợp một số cán bộ, y bác sĩ của Trung tâm với chức năng chính là xét nghiệm, tư vấn về các vấn đề xung quanh HIV/AIDS. Sau thời gian hoạt động hiệu quả, Sở Y tế Thanh Hóa đã đưa dự án Phòng lây nhiễm HIV (DIPES) triển khai tại địa bàn thị xã Sầm Sơn. Kể từ đó, Nhóm đồng đẳng đi vào hoạt động chính thức, bài bản và khoa học hơn.

    Cái khó đầu tiên khi 7 đồng đẳng viên bắt tay vào công việc là làm sao tiếp xúc được các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao (gái bán dâm, nghiện hút). Các đối tượng này chia làm 2 loại: đang hoạt động trong các nhà hàng; hoạt động trôi nổi, tự do. Cũng theo đó, nhóm đồng đẳng viên chia thành: tổ đường phố và tổ dịch vụ vui chơi, giải trí. Tổ đường phố có Hòa, Vệ, Phòng; tổ dịch vụ vui chơi, giải trí gồm Hạnh, Thúy, Phượng, Vân. Công việc của các cô là tiếp cận, tư vấn cách phòng lây nhiễm HIV.

    Trần Thị Hạnh (SN 1974, phường Trung Sơn) kể: Lần đầu tiên khi tham gia Nhóm đồng đẳng, Hạnh nhận nhiệm vụ tiếp cận với M. - một gái bán dâm có tiếng ở Sầm Sơn, bị nhiễm HIV. Một cô gái trông bề ngoài xinh tươi, quyến rũ như M. nếu không sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm HIV thì hậu họa chắc chắn sẽ khôn lường đối với cộng đồng. Bởi thế, nhiệm vụ của Hạnh không kém phần nặng nề. Gần 10 lần đến nhà hàng karaoke H.G, Hạnh đều không gặp được M.

    Gần nửa tháng sau, với sự kiên trì, Hạnh đã thuyết phục được M. Bằng sự khéo léo và chân tình, Hạnh đã tâm sự cùng M. những điều sâu kín trong lòng; chia sẻ hoàn cảnh éo le của gia đình M… Sau nhiều lần như thế, M. đã hoàn toàn tin ở Hạnh. Những câu chuyện tâm tình lồng gắn nội dung về cách phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng; trách nhiệm của cá nhân vì sự an toàn cho mọi người; hậu họa của căn bệnh thế kỷ đang gieo vào bao gia đình… đã được Hạnh truyền lại cho M. Dần dần, M. hiểu ra. Nhiều lần sau đó, M. đã gục vào vai Hạnh để được khóc, khóc để mong được làm lại từ đầu…

    Đồng đẳng viên Nguyễn Thị Vân (SN 1980, phường Bắc Sơn) kể cho tôi nghe một trường hợp khác. Hàng ngày, mỗi khi đi qua đoạn khuất của khu phố, Vân thấy nhiều đối tượng đang chích. Có hôm, 5 con nghiện đang chích chung một kim tiêm. Đây là một trong những hành vi dễ lây nhiễm HIV nhất. Thấy vậy, Vân đi thẳng về phía các đối tượng, chìa ra 2.000 đồng Đi mua kim mà dùng. Sau hồi ngơ ngác, một con nghiện còn tỉnh táo nhất cầm vội tờ tiền của Vân… Một lúc sau, anh ta quay lại, mang theo 4 chiếc kim tiêm và họ chia nhau chích. Chờ khi các con nghiện hết phê, Vân ngồi nói chuyện với họ, giải thích vì sao nên dùng kim tiêm một lần…

    Ước tính, thị xã Sầm Sơn hiện có khoảng 200 con nghiện, hơn 100 gái bán dâm. Trong hồ sơ quản lý của cơ quan chức năng, Sầm Sơn có 51 đối tượng nhiễm HIV/AIDS. Tất nhiên, trên thực tế, con số không dừng lại ở đó.

    Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hải - Cán bộ chuyên trách Trung tâm Y tế thị xã, người trực tiếp phụ trách Nhóm đồng đẳng - trong năm 2004, bằng các hoạt động thiết thực của 7 cô gái, có ít nhất 3 đối tượng là gái bán dâm từ bỏ nghề, trở về cuộc sống đời thường; 2 trong số đó đã có chồng con… Gần 15.000 bao cao su; hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền về phòng lây nhiễm HIV/AIDS đã đến với cộng đồng thông qua 7 đồng đẳng viên…




  3. #3
    Tổng quan Thanh Hóa






    I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
    1. Vị trí địa lý:
    Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
    Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
    2- Địa hình:
    Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
    - Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o .
    - Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
    - Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
    3. Khí hậu:
    Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
    - Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .
    - Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.
    Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

    II.- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
    1. Tài nguyên đất:
    Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
    2. Tài nguyên rừng:
    Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha .
    Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
    3. Tài nguyên biển:
    Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò …
    Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
    4. Tài nguyên khoáng sản:
    Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.
    5. Tài nguyên nước:
    Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.

    III. LỊCH SỬ VÀ DI TÍCH:
    Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng.
    Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, ... Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng ... càng khẳng định xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”.

    IV. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH DỊCH VỤ:
    1. Ngân hàng:
    Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Sài Gòn thương tín... Hiện nay các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động hàng năm tăng bình quân 18%, doanh số cho vay bình quân tăng 17,3%, tổng dư nợ tăng bình quân hàng năm 17%.
    2. Bảo hiểm:
    Thanh Hoá được xác định là thị trường tiềm năng của nhiều loại hình bảo hiểm. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trên cả nước hoạt động như Bảo Việt, Bảo Minh, ... Các công ty Bảo hiểm trên địa bàn không ngừng mở rộng thị trường, cạnh tranh lành mạnh, nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
    3. Thương mại:
    Mạng lưới thương mại Thanh Hoá ngày càng được mở rộng, hệ thống siêu thị ở đô thị và hệ thống chợ ở nông thôn phát triển nhanh, văn minh thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể tham gia ngày càng nhiều trong lĩnh vực thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng trên 23%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông-lâm-thuỷ sản (chiếm 51,4%), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (24,6%), khoáng sản - vật liệu xây dựng (13,4%)… Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Bên cạnh thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đông Nam Á, một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Châu Âu.
    4. Du lịch:
    Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.

  4. #4
    V. NGUỒN NHÂN LỰC:
    1. Dân số:
    Năm 2005 Thanh Hoá có 3,67 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
    2. Lao động:
    Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.

    VI. HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT:
    1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
    Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ:
    - Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.
    - Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.
    - Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.
    2. Hệ thống điện:
    Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.
    Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.
    Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW.
    3. Hệ thống Bưu chính viễn thông:
    Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.
    Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân.
    4. Hệ thống cấp nước:
    Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu.

  5. #5
    Lịch sử Thanh hóa




    Lịch sử hình thành Tỉnh Thanh hóa

    Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ Núi Ðọ (Thanh Hoá) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo ở Thiệu Dương (Thiệu Hoá), Ða Bút (Vĩnh Lộc),v.v.. Phát triển hơn nữa, nền văn hoá đồ đồng Ðông Sơn với trống đồng và các loại đồ đồng tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Ðông Nam á mà còn được cả thế giới biết đến. Mặt khác, Thanh Hoá còn có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả trong lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, mảnh đất này là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với những kỳ tích đó, Thanh Hoá được ví như hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, theo lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là mảnh đất 'địa linh, nhân kiệt, đất đai màu mỡ, phì nhiêu...'. Cũng như nhiều vùng đất khác trên đất nước Việt Nam, trải qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm, Thanh Hoá cũng có những thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi.



    1. Thời Lê - Nguyễn

    Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hoá thuộc Hải Tây đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hoá; đến năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) đổi là Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.
    1) Phủ Thiệu Thiên gồm 8 huyện: Lương Giang, Ðông Sơn, Lôi Dương, Yên Ðịnh, Vĩnh Ninh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành và Bình Giang.
    2) Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: Tống Giang, Hoằng Hoá, Thuần Hựu và Nga Giang.
    3) Phủ Tĩnh Ninh gồm 3 huyện: Ngọc Sơn, Quảng Xương, Nông Cống.
    4) Phủ Thanh Ðô chỉ có 1 huyện là Thọ Xuân.
    Thời Hồng Thuận (Lê Tương Dực 1509 - 1516), Thừa Tuyên Thanh Hoa lại đổi là trấn Thanh Hoa. Thời Lê Trung Hưng (1553 - 1788) gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa.
    Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa. Tên "trấn Thanh Hoa" được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mệnh thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên tỉnh Thanh Hoa có từ đây.
    Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá - đánh dấu sự ra đời của tên tỉnh Thanh Hoá. Tỉnh Thanh Hoá thời Nguyễn Sơ (Gia Long - Minh Mạng) gồm 4 phủ; 20 huyện, châu, thủy cơ; 89 tổng; 1.645 xã, thôn, động, sở. Trong đó:
    1) Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: huyện Tống Sơn (huyện Hà Trung ngày nay); huyện Hoằng Hoá; huyện Phong Lộc (Hậu Lộc ngày nay) và huyện Nga Sơn.
    2) Phủ Thiệu Thiên (đời Lê Quang Thuận gọi là phủ Thiệu Thiên, sau Gia Long đổi thành Thiệu Hoá) gồm 8 huyện: huyện Quảng Bằng (là phần đất của huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thạch Thành (là phần đất Ðông Nam huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thuỵ Nguyên (tương đương với phần đất Thiệu Hoá, một phần Thọ Xuân và Ngọc Lặc hiện nay); huyện Yên Ðịnh; huyện Lôi Dương (tương đương phần đất Thọ Xuân, Thường Xuân ngày nay); huyện Vĩnh Lộc; huyện Ðông Sơn; huyện Cẩm Thuỷ (tương đương phần đất huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước và một phần huyện Quan Hoá ngày nay).
    3) Phủ Tĩnh Gia: đời Lê Quang Thuận là phủ Tĩnh Ninh, đến thời Trung Hưng vì kiêng huý của Lê Trang Tông nên đổi làm Tĩnh Giang, sau đổi làm Tĩnh Gia. Phủ Tĩnh Gia gồm 3 huyện: huyện Ngọc Sơn (tương đương với huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Nông Cống (tương đương với các huyện Nông Cống, Như Thanh và Như Xuân ngày nay); huyện Quảng Xương (tương đương với phần đất huyện Quảng Xương ngày nay).
    4) Phủ Thanh Ðô: sách "Ðại Nam nhất thống chí" chép: "... Ðời Lý, đời Trần mới khai thác, cuối đời Trần là đất trấn Thanh Ðô... Ðời Lê Quang Thuận đặt làm phủ Thanh Ðô, lệ vào Thanh Hoá Thừa Tuyên, lãnh một huyện (Thọ Xuân miền núi) và 5 huyện, châu, thủy cơ".
    Từ năm Minh Mệnh thứ 2 đến năm Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925), bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá có thay đổi như sau:
    1) Minh Mệnh thứ 2 (năm 1821) đổi phủ Thanh Ðô thành phủ Thọ Xuân.
    2) Minh Mệnh thứ 7 (năm 1826) nhập huyện Lôi Dương vào phủ Thọ Xuân.
    3) Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), đặt thêm phủ Quảng Hoá gồm 4 huyện là Vĩnh Lộc - Thạch Thành - Cẩm Thuỷ - Quảng Tế (bốn huyện này từ phủ Thiệu Hoá mà ra). Hợp nhất huyện Thọ Xuân (miền núi) vào châu Lang Chánh (huyện Thọ Xuân miền núi mất từ đây).
    4) Minh Mệnh thứ 18 (năm 1837), đặt thêm châu Thường Xuân (lấy đất của các huyện Lôi Dương, châu Lang Chánh, huyện Nông Cống - châu Thường Xuân có từ đây).
    5) Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đặt thêm huyện Mỹ Hoá (lấy đất ở huyện Hoằng Hoá và huyện Hậu Lộc), đặt phân phủ Hà Trung.
    6) Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá, bỏ phân phủ Hà Trung. Huyện Hoằng Hoá kiêm luôn huyện Mỹ Hoá, (huyện Mỹ Hoá mất từ đây). Phủ Quảng Hoá kiêm thêm huyện Thạch Thành, huyện Quảng Tế và châu Quan Hoá. Phủ Thọ Xuân kiêm thêm châu Thường Xuân và châu Lang Chánh.
    7) Thành Thái thứ 1 (năm 1889), huyện Thạch Thành kiêm luôn huyện Quảng Tế (tên huyện Quảng Tế mất từ đây).
    8) Thành Thái thứ 5 (năm 1893) tách đất huyện Nông Cống (hai tổng Xuân Du và Lãng Lăng) đặt thành châu Như Xuân.
    9) Thành Thái thứ 12 (năm 1900) đặt tri huyện Nga Sơn, tách huyện Thuỵ Nguyên đặt ra châu Ngọc Lặc. Huyện Thuỵ Nguyên nhập vào phủ Thiệu Hoá (tên huyện Thuỵ Nguyên mất từ đây).
    10) Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925) đặt châu Tần Hoá (lấy đất 4 tổng của châu Quan Hoá là Thiết ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Ðiền Lư).
    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đổi tên châu Tần Hoá thành huyện Bá Thước. Cho đến sau năm 1954, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá gồm 21 huyện, thị xã (các tên phủ, châu đều đổi thành huyện).
    Từ năm 1965 đến ngày 5-8-1999, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá có 27 huyện, thị, thành phố với 633 xã, phường, thị trấn.

    2. Thời Trần - Hồ
    Trần Thái Tông (năm 1242) đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hoá phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô. Trấn Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là:

    1) Huyện Cổ Ðằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.

    2) Huyện Cổ Hoằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.

    3) Huyện Ðông Sơn: là huyện Ðông Sơn ngày nay

    4) Huyện Cổ Lôi: huyện Thọ Xuân và một phần đất huyện Thường Xuân ngày nay.

    5) Huyện Vĩnh Ninh: là huyện Vĩnh Lộc ngày nay.

    6) Huyện Yên Ðịnh: là huyện Yên Ðịnh ngày nay.

    7) Huyện Lương Giang: là huyện Thiệu Hoá ngày. nay (dọc hai bờ sông Chu) cùng một phần đất của huyện Thọ Xuân thuộc tả ngạn sông Chu.

    Ba châu bao gồm:

    1) Châu Thanh Hoá gồm: huyện Nga Lạc (là huyện Ngọc Lặc và một phần đất huyện Thọ Xuân ngày nay); huyện Tế Giang (là vùng đất phía Tây huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Yên Lạc (là phía Ðông huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Lỗi Giang (là huyện Cẩm Thuỷ và Bá Thước ngày nay).

    2) CHÂU ÁI gồm: huyện Hà Trung (phần lớn huyện Hà Trung và phía Tây thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Thống Bình (tương đương với huyện Hậu Lộc ngày nay); huyện Tống Giang (tương đương phía Bắc huyện Nga Sơn, Ðông Bắc huyện Hà Trung và phía Ðông thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Chi Nga (tương đương phía Nam huyện Nga Sơn ngày nay).

    3) Châu Cửu Chân gồm: huyện Cổ Chiến (tương đương huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Kết Thuế (tương đương phía Bắc huyện Tĩnh Gia và phía Nam huyện Quảng Xương ngày nay); huyện Duyên Giác (tương đương phía Bắc huyện Quảng Xương, bao gồm cả Bố Vệ, ngày nay); huyện Nông Cống (bao gồm các huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện Triệu Sơn ngày nay).

    Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hoá thành phủ Thiên Xương. Sách 'Ðại Nam nhất thống chí' chép: 'Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm 'tam phủ' gọi là Tây Ðô'. Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hoá (năm 1407 - theo Ðào Duy Anh). Sách 'Ðại Nam nhất thống chí' cũng ghi: 'Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hoá, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hoá, Quỳ Châu và 11 huyện'. Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi.



    3. Thời Lý

    Ðến thời Lý, năm Thuận Thiên thứ nhất, Canh Tuất (năm 1010), nhà Lý 'đổi 10 đạo làm 24 lộ, Châu Hoan, Châu ái làm Trại' (Toàn thư). Sách 'Toàn Thư' và 'Cương Mục' chỉ chép tên 12 lộ trong đó có Thanh Hoá lộ. Tên Thanh Hoá có từ đây (Tân Mão - 1111). Diễn Châu lộ, Thanh Hoá lộ (tức Hoan Châu và ái Châu trước kia) thuộc Trại để phân biệt với Kinh (là các lộ thuộc vùng Thăng Long).



    4. Thời Ðinh - Lê

    Thời Ðinh - Lê Thanh Hoá vẫn là ái Châu. Ðào Duy Anh có ghi: 'Sử chép rằng: Ðinh Tiên Hoàng chia nước làm 10 đạo, hiện không rõ danh hiệu và vị trí các đạo là thế nào. Chỉ thấy sử cũ vẫn chép các châu đời Ðường như ái Châu, Hoan Châu, Phong Châu... thì biết rằng danh hiệu các châu đời Ðường bấy giờ vẫn được dùng'. Có lẽ, các huyện thuộc ái Châu vẫn giữ như cũ.



    5. Thời Tùy - Ðường

    Nhà Tùy (581 - 617) đặt tên cũ là quận Cửu Chân (đổi châu thành quận). Quận Cửu Chân đời nhà Tùy gồm 7 huyện: huyện Cửu Chân, huyện Di Phong, huyện Tư Phố, huyện Long An, huyện Quận An, huyện An Thuận, huyện Nhật Nam. Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, nhà Ðường sắp xếp lại toàn bộ bộ máy hành chính và phân chia châu, quận. Năm Vũ Ðức thứ 5 (năm 622), nhà Ðường đặt Giao Châu đại tổng quản phủ để quản lĩnh 10 châu, trong đó có ái Châu Cửu Chân quận (tức Thanh Hoá). ái Châu đời Ðường gồm 6 huyện: huyện Cửu Chân, huyện An Thuận, huyện Sùng Bình, huyện Nhật Nam, huyện Trường Lâm và huyện Quân Minh.

  6. #6
    6. Thời thuộc Hán - Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều (111 - 581)

    Sang thời thuộc Hán (111 trước công nguyên - 210), đất Thanh Hoá ngày nay là một phần quận Cửu Chân, thuộc bộ Giao Chỉ. 'Tiền Hán thư' chép: quận Cửu Chân gồm 7 huyện là Tư Phố, Cư Phong, Ðô Lung, Dư Phát, Vô Thiết, Vô Biên, Hàm Hoan.


    Sang thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều (210 - 581), theo Ðào Duy Anh dẫn Tấn thư: cuối đời Ngô (Tam Quốc - Ðông Ngô, năm Nguyên Hưng thứ nhất), Ðào Hoàng xin 'tách đất Cửu Chân mà đặt huyện Cửu Ðức'. Quận Cửu Ðức tách ra là huyện Hàm Hoan đời Hán, phần đất tương đương với Nghệ An ngày nay. Như vậy, quận Cửu Chân cuối thời Tam Quốc là phần đất tương đương với Thanh Hoá ngày nay. Quận Cửu Chân thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều bao gồm 7 huyện: huyện Tư Phố, huyện Di Phong, huyện Trạm Ngô, huyện Sùng Bình (theo Ðào Duy Anh, 2 huyện Kiến Sơ, Phù Lạc sáp nhập thành huyện Sùng Bình ở cuối đời Ðường), huyện Thường Lạc, huyện Tùng Nguyên, huyện Quân Minh.


    7. Thời Hùng Vương

    Nước Văn Lang chia làm 15 bộ, trong đó có bộ Cửu Chân. Bộ Cửu Chân trong nước Văn Lang thời các vua Hùng là miền đất rất khó xác định địa giới rành mạch, có thể bao gồm Thanh Hoá, một phần đất Nghệ An và một phần đất phía Nam Ninh Bình ngày nay.




    8. Thời thuộc Pháp

    Thời thuộc Pháp, tỉnh Thanh Hoá thuộc quản lý của triều đình Huế, có dinh công sứ Pháp bên ngoài Hạc Thành; trong thành có các chức quan đầu tỉnh là tổng đốc, bố chánh và án sát, dưới có các quan phủ và huyện, tri châu, dưới nữa là chánh tổng, lý trưởng, (lý trưởng là quan qun lý xã do dân bâù và được quan huyện thay mặt triều đình thừa nhận).

    Thời thuộc Pháp, tỉnh Thanh Hoá thuộc quản lý của triều đình Huế, có dinh công sứ Pháp bên ngoài Hạc Thành; trong thành có các chức quan đầu tỉnh là tổng đốc, bố chánh và án sát, dưới có các quan phủ và huyện, tri châu, dưới nữa là chánh tổng, lý trưởng, (lý trưởng là quan qun lý xã do dân bâù và được quan huyện thay mặt triều đình thừa nhận). Số tổng, xã, thôn làng như cũ nhưng từ huyện trở lên thì gọn lại còn 5 phủ, 9 huyện, 5 châu ở miền núi và 1 thuỷ c phường tức là "tổng nổi" của dân chài lưới, đó là: - Phủ Hà Trung, phủ Thiệu Hoá, phủ Thọ Xuân, phủ Tĩnh Gia và phủ Quan Hoá. - Huyện Nga Sơn, huyện Nông Cống, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hoá, huyện Ðông Sơn, huyện Quảng Xương, huyện Cẩm Thuỷ, huyện Yên Ðịnh, huyện Thạch Thành. - Châu Thường Xuân, châu Ngọc Lặc, châu Lang Chánh, châu Quan Hoá, châu Như Xuân. - Một thủy cơ phường gồm 13 làng có chánh tổng đóng ở Bến Ngự - Lò Chum, TP Thanh Hoá. Năm 1925, Pháp và triều đình Huế cắt 4 tổng: Thiết ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Ðiền Lư của châu Quan Hoá ra đặt thành một châu mới gọi là Tân Hoá; ngoài 4 tổng hay là 4 mường: mường Khô (Ðiền Lư), mường ống (Thiết ống), mường Khoàng (Cổ Lũng), mường Ai (Sa Lung) ra, Tân Hoá còn bao gồm mường Lau (Ban Công), mường Kỷ (Kỳ Tân), mường Ca Gia (Văn Nho) và mường Pa Khán (La Hán) nữa.



    9. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945

    Chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà qui định dưới tỉnh chỉ còn huyện và xã cho nên không còn phủ và châu nữa, mặc dù các tên riêng vẫn như cũ. Riêng phủ Qung Hoá đổi thành huyện Vĩnh Lộc, châu Tân Hoá đổi thành huyện Bá Thước để kỷ niệm Cầm Bá Thước.
    Như vậy, tỉnh Thanh Hoá gồm 9 huyện cũ cộng với 5 huyện do phủ đổi thành và 6 huyện do 6 châu đổi thành là 20 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ. Từ tháng 5/1954 qui định dưới huyện thì xã là cấp hành chính nhỏ nhất, các huyện đặt lại tên xã mới theo nguyên tắc lấy một chữ của tên huyện đặt trước hoặc sau tên cũ của xã hoặc làng, hoặc thôn thành tên xã như hiện nay, trừ một số huyện miền núi và riêng huyện Tĩnh Gia, Nông Cống thì không làm như vậy. Năm 1965, Chính phủ thành lập một huyện mới bằng việc tháp nhập 20 xã của Nông Cống và 13 xã của Thọ Xuân thành huyện Triệu Sơn. Năm 1977, Chính phủ quyết định sáp nhập các huyện: - Nga Sơn và Hà Trung thành huyện Trung Sơn, huyện lỵ là Lèn. - Thiệu Hoá (tả ngạn sông Chu) và Yên Ðịnh thành huyện Thiệu Yên, huyện lỵ ở Kiểu (xã Yên Trường). - Thiệu Hoá (hữu ngạn sông Chu) và Ðông Sơn thành huyện Ðông Thiệu, huyện lỵ ở Rừng Thông (xã Ðông Xuân). Từ năm 1981, Ðông Thiệu gọi là Ðông Sơn. - Ngọc Lặc và Lang Chánh thành huyện Lương Ngọc, huyện lỵ ở phố Cống (xã Ngọc Khê). - Vĩnh Lộc và Thạch Thành thành huyện Vĩnh Thạch, huyện lỵ ở phố Giáng (Vĩnh Thành). Năm 1981, Chính phủ lại tách các huyện Trung Sơn thành Hà Trung và Nga Sơn, Lưng Ngọc thành Lang Chánh và Ngọc Lặc, Vĩnh Thạch thành Vĩnh Lộc và Thạch Thành như cũ. Năm 1981, Chính phủ thành lập 2 thị xã mới là Bỉm Sơn và Sầm Sơn. Ngày 1/5/1994, tại Nghị định số 07/CP, Chính phủ quyết định thành lập thành phố Thanh Hoá trên cơ sở hành chính thị xã Thanh Hoá. Ngày 18/11/1996, Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị định số 72/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: - Huyện Quan Hoá chia thành 3 huyện: Quan Hoá, Quan Sn, Mường Lát. - Huyện Như Xuân chia thành 2 huyện: Như Xuân, Như Thanh. - 2 huyện Ðông Sơn và Thiệu Yên thành 3 huyện: Ðông Sơn, Thiệu Hoá, Yên Ðịnh. Ngày 6/12/1996, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có chỉ thị số 31 TC/UB thực hiện Nghị định 72/CP. Theo chỉ thị này, từ ngày 1/1/1997, các huyện chính thức hoạt động theo đn vị hành chính mới gồm 24 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố.

  7. #7

    Thành nhà Hồ

    Thành Tây Đô - một ngôi thành đá độc nhất vô nhị ở Việt Nam, thuộc địa bàn xã Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 45km về phía Đông, cách thị xã Bỉm Sơn 30km về phía Bắc và cách Hà Nội 145 km về phía Bắc. Nhân dân vẫn quen gọi Thành Tây Đô là Tây Giai, An Tôn hay Thành Nhà Hồ - vì người chủ trương xây dựng thành là Hồ Quý Ly, người đã dựng nên một triều đại phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XV.



    Những năm cuối thế kỷ XIV, triều Trần đi sâu vào con đường suy yếu. Phía nam đất nước, quân Champa đã nhiều lần kéo ra cướp phá, kinh thành Thăng Long bị chúng hai lần tiến đánh khiến vua quan nhà Trần phải rời bỏ kinh thành. Phía bắc giặc Minh cũng lăm le giòm ngó, tìm mọi cách để âm mưu thôn tính nước ta.



    Trước tình thế trên, Hồ Quý Ly Một viên qan đầu triều, nắm giữ quyền lực trong tay dã chuẩn bị một kế hoạch đối phó mới với tình hình của đất nước. Vì vậy năm 1397, Hồ Quý Ly sai viên thượng thư Bộ Lại, kiêm Thái sử lệnh là Đỗ Tĩnh vào nghiên cứu vùng đất Thanh Hoá, một căn cứ địa vững chắc đồng thời là quê hương của họ Hồ để xây dựng thành trì chuẩn bị cho việc rời đô từ Thăng Long vào Thanh Hoá. Các làng Tây Giai, Xuân Giai, Đông Môn, thuộc xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long và An Tôn xã Vĩnh Yên được chọn làm nơi xây dựng kinh thành. Khi thái tử An, tức cháu ngoại của Hồ Quý Ly lên ngôi lấy niên hiệu là Thiếu Đế, Thành Tây Đô trở thành kinh đô của nước ta từ đó. Đến năm 1400 vua Thiếu Đế qua đời, Quý Ly chính thức lên ngôi vua lập nên triều Hồ.



    Đến bây giờ, chúng ta không khỏi khâm phục trước tài nghệ xây dựng vật liệu bằng đá khối như đối với thành đá Tây Đô. Đặc biệt với thời gian chỉ vẻn vẹn 3 tháng (từ mùa xuân 1397), toàn bộ bức thành đồ sộ đã được xây dựng bằng đá khối, trong đó có những phiến nặng lên tới trên 2 tấn trong khi không có một thiết bị hiện đại vận chuyển lên cao nào ngoaì sức người thuần tuý và cũng chỉ 3 năm (Đến 1400), toàn bộ kinh thành đã được xây dựng hoàn tất với các điện, đài nguy nga, tráng lệ. Cho đến hôm nay, kỹ thuật xây dựng thành vẫn là một điều bí ẩn đối với khoa học xây dựng thế kỷ XX. Nhìn những phiến đá lớn được mài nhẵn, chồng khít lên nhau, tạo nên bức tường thành đồ sộ, ai cũng tự đặt câu hỏi không biết người xưa đã sử dụng phương tiện gì để vận chuyển và nâng lên cao những khối đá lớn như vậy?




    Về mặt kiến trúc, thành có hình chữ nhật, mở ra bốn cổng Đông, Tây, Nam, Bắc gọi là cổng, Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Trong đó cổng tiền là còn nguyên vẹn hơn cả. Cổng mở ra ba cửa, cửa giữa rộng 5,8m cao 8m, hai cửa hai bên rộng 5m cao 7,8m. Tất cả các cổng đều được xây cuốn vòm, kiến trúc chữ U, bằng đá xanh đen mài hình muối bưởi, nhờ trọng lượng nên chúng tự nêm chặt vào nhau. Các cánh cổng đều được làm bằng gỗ lim phiến dầy, dưới chân có lắp hai bánh xe bằng đá. Tất cả các bức tường thành đều cao trên 6m, trên mặt có đường đi rộng 4m. Tường thành xây bằng những viên đá khối lớn 2m x 1m x (0,7m). Những viên đá quá nặng phải đắp đất seo lên mới xây dựng được. Mặt trong thành lèn đất day như đắp đê. Từ cửa Nam có một con đường lát đá hoa chạy xuyên suốt trục bắc nam của thành vươn đến tận chân núi Đốn Sơn (Núi Đún), là nơi dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ.



    Ông chủ trương chia Tây Đô làm hai; khu thành nội và khu thành ngoại. Khu thành ngoại là toàn bộ khu dân cư gồm các làng xã, phố phường, nơi mọc lên cả các dinh thự của các quan lại. Hồ Quý Ly còn cho trồng tre, đào hào thành sông để nối liền với sông Mã, Sông Bái để tiện việc chuyên trở, sử còn ghi “sai Trần Ninh đốc thúc người phủ Thanh Hoa trồng tre gai, phía nam từ Đốn Sơn, Phía bắc từ An Tôn phía tây từ Vực Sơn vây bọc làm La Thành” đến nay các vết tích đó còn lại không nhiều, chỉ còn lại dấu tích của những hào sâu bao bọc quanh thành mà thôi.



    Đương thời Hồ Quý Ly đã cho kiến thiết trong nội thành các cung điện, nhà cửa, phố xá, sân hồ… chẳng khác gì ngoài Thăng Long, chỉ khác là các cung điện của thành Thăng Long được xây dựng bằng gỗ còn các cung điện của thành Tây Đô được xây dựng và trạm trổ hoàn toàn bằng đá khối. Theo các thư tịch cũ cho biết thì trong thành thời đó có điện Hoàng Nguyên, các cung Diên Thọ, Phù Cực, Đông Cung, núi Thọ Kỳ, hồ Dục Tượng… rất nguy nga tráng lệ. Năm 1403 lại còn xây dựng thêm hai công trình kiến trúc nữa là Đông Thái Miếu và Tây Thái Miếu. Cũng tại nội thành này là địa điểm để tổ chức các kỳ thi Thái học sinh (tiến sĩ), đó là vào năm 1400 dưới triều Hồ Quý Ly và năm 1405 dưới triều Hồ Hán Thương.



    Hiện nay, trong thành di vật còn sót lại có giá trị nhất là đôi rồng đá. Nhưng cũng thật đáng tiếc, trải qua thời gian, do không được bảo vệ và ý thức người dân chưa cao nên đôi rồng đá đã bị mất đầu. Dù sao thì đây vẫn là hiện vật có giá trị nhất. Đôi rồng mỗi con dài mươi thứơc, uốn khúc uyển chuyển và hùng dũng như đang bay. Cái tráng khí hào hùng ấy do bàn tay tài hoa của người thợ đá làng Nhồi tạc nên.



    Trên 6 thế kỷ đã trôi qua, Tây Kinh – một kinh thành đồ sộ với các điện đài nguy nga tráng lệ. Song tất cả chỉ còn là đống đổ nát, không một vết tích đền đài nào còn sót, chỉ còn lại bức tường thành là có thể minh chứng cho một triều đại đã tồn tại, cũng như mãi mãi khẳng định một loại hình kiến trúc độc đáo, tiến bộ bậc nhất của Việt Nam - Kiến trúc thành luỹ bằng đá.

  8. #8

    Khu văn hóa Hàm Rồng

    Hàm Rồng thuộc địa phận phía Bắc thành phố Thanh Hoá, đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng từ thời tiền sử, đồng thời cũng là một địa danh ghi dấu lịch sử oai hùng của dân tộc ta.

    Dòng sông Mã bắt nguồn từ dãy núi Pu Va ở Tây Bắc Tổ quốc hùng vĩ có độ cao trung bình 400 m so với mặt nước biển. Bình thường nước sông chảy đã mạnh, mùa mưa lũ càng thêm dữ dội. Cũng từ hướng đó, dãy núi Đông Sơn hùng vĩ, cái nôi của nền văn hoá đồng thau Đông Sơn, núi tiếp núi như một con rồng uốn mình vươn tới. Sông núi đến đây gặp nhau làm thành cái thế "Long Mã tranh châu". "Châu" ở đây là ngọn Châu Phong (thường gọi là núi Ngọc hoặc núi Nít) ở bờ Bắc sông Mã. Bờ Nam là núi Đầu Rồng (thường gọi là Long Hạm hoặc Hàm Rồng) với hai cửa hang như hai con mắt đau đáu nhìn sang núi Ngọc. Ngựa và Rồng đuổi Ngọc đến đây, con rồng vừa há miệng ra đớp ngọc thì đuôi ngựa đã quật ngang cho ngọc rơi xuống sông. Chính vì vậy dưới đáy sông Mã ở đoạn này là cả một ngọn núi đầy hang huyệt. Con ngựa chăn ngọc ở bờ Bắc, con rồng nằm phục ở bờ Nam. Ca dao xưa có câu:

    Thanh Hoá thắng địa là nơi

    Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành.

    Thời Lê năm 1078, vua Lê Thánh Tông về thăm quê Thanh Hoá. Người đã cho dừng thuyền ngoạn cảnh Hàm Rồng. Người men theo sườn núi vào động Long Quang rồi lên đỉnh núi Đầu Rồng ngây ngất ngắm nhìn một vùng non nước và cảm hứng:

    "Đây núi kia rừng, tiên phật quá

    Như mời du khách đến cùng say".

    Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, nhà văn hoá kiệt suất năm 1430 tháp tùng vua Lê Lợi về thăm viếng quê Thanh, lúc trở ra Thăng Long, có dừng chân ở Hàm Rồng (lúc đó tên là Long Đại) ông rất chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên của sông núi ở đây và đã làm bài thơ bằng chữ Hán "Long Đại Nham":

    Khử niên hổ nguyệt ngạc tằng khuy

    Long Đại kim quan thạch huyệt kỳ

    Ngao phụ xuất sơn, sơn hữu động

    Kình du tắc hải, hải vị trì
    Hồ trung nhật nguyệt thiên nan lão

    Thế thượng anh hùng thử nhất thì

    Lê, Phạm phong lưu ta tiệm viễn

    Thanh đài bán thực bích gian thỉ.

    Tạm dịch:

    Năm xưa mình đã dòm hang cọp

    Nay ngó non, Rồng cảnh lạ sao

    Ngao nổi đôi non, non có động

    Kình bơi lấp biển, biển thành ao
    Trong bầu ngày tháng còn vui mãi

    Một thuở anh hùng trở lại đâu

    Lê, Phạm phong lưu ôi đã vắng

    Thơ đề vách đá nửa xanh rêu.

    Ông đã khắc hoạ nét hùng vĩ của Hàm Rồng, xem đó là một kỳ công của tạo hoá từ thuở khai thiên lập địa. Ông đã khai thác kho tàng huyền thoại để minh hoạ cho ý thơ của mình. Truyền thuyết nói rằng: Núi Hàm Rồng vốn là một ngọn núi tiên, chỗ ở của các vị thần thánh trên thượng giới. Nhưng quả núi này chân không gắn chặt với đáy biển, cứ bồng bềnh trên mặt nước mênh mông. Do đó, thượng đế phải sai mấy con ngao đến đội núi lên để giữ cho vững. Núi đã vững nhưng chung quanh vẫn còn là biển lớn, chưa tiện cho sự đi lại nên Thượng đế lại sai những con kình quẫy khúc làm cho nổi đất lên, tạo ra một khoảng đất bằng chung quanh núi. Biển bị lấp còn một ít chỗ không lấp hết trở thành ao. Đó là nội dung hai câu thơ 3 và 4. Bài thơ còn nhắc đến những chiến công lẫy lừng trong quá trình dựng nước và giữ nước như năm 1382, Hồ Quý Ly đã thắng quân Chiêm Thành trong một trận kịch chiến ở đây. Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến những học giả có tiếng tăm thời Trần: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, những người đã đề thơ ở động Long Quang.

    Xưa kia, khi chưa có cầu, nhân dân hai bờ qua lại bằng đò ngang. Đầu thế kỷ 20, C.A Ra Gông - một chuyên gia về cầu ở Đông Dương, khi khảo sát để bắc cầu, đã nêu ra những cái khó ở đoạn sông Hàm Rồng: đáy sông đầy hang huyệt, nên không thể xây trụ giữa được, lũ lụt hàng năm không cho phép kéo dài thời gian thi công trên mặt nước (trước đó, cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp thuê kỹ sư Đức bắc cầu có trụ ở đây, cầu chưa xong đã bị lũ lớn cuốn mất, ông kỹ sư người Đức đã nhảy xuống sông tự vẫn). Chính vì thế thực dân Pháp phải xây cầu treo, hai kỹ sư người Pháp là Đay - Đê và Pillê thiết kế, chỉ đạo thi công, cầu treo gối lên sườn hai ngọn Châu Phong (bờ Bắc) và Mắt Rồng (bờ Nam). Cầu treo hình cánh cung bán nguyệt thi công trong 4 năm (1904 - 1908). Khẩu độ hẹp ô tô và tàu hoả không thể qua một lúc được. Chiếc cầu cánh cung xưa và cầu thép có trụ hiện nay là điểm trung tâm của toàn cảnh Hàm Rồng.

    Thi sĩ Tản Đà có bài cảm tác "Qua cầu Hàm Rồng":

    … Hàm Rồng nay lại qua Thanh

    Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân …

    và khi ở xa Hàm Rồng, thi sĩ còn viết:

    Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây …
    Kháng chiến chống Pháp, năm 1946, quân dân ta phá sập chiếc cầu cánh cung do Pháp xây dựng. Hoà bình lập lại, năm 1961, đội cầu Trần Quốc Bình (Trung Quốc) thiết kế cầu mới có trụ và cán bộ công nhân ta thi công. Cầu vẫn được đặt trên hai hố cũ, nhưng có trụ giữa bằng 12 trụ ống, mỗi trụ đường kính xoáy sâu. Tháng 06 năm 1963, chiếc cầu hữu nghị được thông xe. Cầu mới dài 168 mét, chắc chắn hơn, to đẹp hơn, trọng tải lớn hơn cầu cũ nhiều. Đó là một kỳ công của kỹ sư và công nhân ta.

    Kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chiếc cầu đó đã làm giảm uy lực của không quân Hoa Kỳ, 117 máy bay tối tân của Mỹ đã bị quân dân ta bắn cháy, vùi xác dưới đáy sông. Sau những ngày mưa bom bão đạn, cầu Hàm Rồng vẫn đứng hiên ngang, nối liền hai bờ Bắc Nam cho đến ngày đất nước toàn thắng, Nghĩa trang liệt sĩ linh thiêng sườn đồi Quyết thắng ngày đêm hương khói tưởng nhớ những liệt sĩ anh hùng đã hy sinh bảo vệ non nước này. Một chính khách nước ngoài đến thăm Hàm Rồng đã phải thốt lên: "Thật kỳ lạ, trong lịch sử chiến tranh phá hoại bằng không quân trên thế giới, chưa có chiếc cầu nào được bảo vệ lâu đến như vậy". Cây cầu thép hiện nay đang sử dụng đã được các kỹ sư Việt nam sửa lại năm 1974, hàng ngày vẫn soi bóng xuống lòng sông chói ngời dấu ấn chiến thắng.






    Mảnh đất kiên cường ấy đã ghi nhiều kỳ tích trong chiến đấu và xây dựng là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

    Có nhà thơ đã nói:

    … Đất này là đất Hàm Rồng

    Đi qua bom đạn vẫn hồng sắc xuân …

    Huy Cận, nhà thơ lớn, đã nói về mảnh đất địa linh nhân kiệt này:

    … Cánh chim Lạc Việt bay từ thuở ấy,

    Nâng ta lên cánh én ngày nay.

    Đánh quỷ Mỹ với bốn ngàn năm dựng nước

    Đồng, Đông Sơn là xương cốt núi sông này.

    Và cho đến nay, Hàm Rồng còn ghi thêm kỳ tích bắc cầu Hoàng Long cách cầu cầu Hàm Rồng cũ 500 mét về phía hạ lưu sông Mã. Cầu độ thông bốn nhịp vượt qua sông Mã dài 380 mét, có khẩu độ thông thuyền lớn nhất dài 130 mét. Hai trụ dưới dòng sông đạt kỷ lục về chiều sâu, nền móng. Hai cây cầu vươn mình bắc qua dòng sông vốn hùng mạnh làm tăng thêm vẻ đẹp và sự bề thế cho cảnh quan nơi đây.

  9. #9


    Khu di tích Lam Kinh


    Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52km về phía Tây Bắc.


    Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

    Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía Nam nhìn ra sông Chu, xa xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Khu hoàng thành, cung điện và Thái miếu được bố trí xây dựng theo trục nam bắc, trên một khoảng đất đồi gò có hình dáng giống chữ Vương trong chữ Hán. 4 mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, thành phía Bắc xây phình ra thành hình cánh cung với bán kính 164m, thành dầy trên 1m.

    Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dầy 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách "Hoàng việt dư địa chí" xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp, trông rất đáng yêu, không ai dám lấy.

    Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng Thượng gia hạ kiều, qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.



    Ngọ môn

    Trước Ngọ môn có hai con nghê đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo được 78cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.

    Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng.



    Sân Rồng

    Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2m2 (rộng 58,5m dài 60,5m).






    Chính điện Lam Kinh

    Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ công I (chữ Hán).

    Ngày 21 tháng 2 năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tôn đích thân đem các quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các điện. Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.

    Đây là công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn, hàng cột cái của cả 3 điện có đường kính 62cm. Căn cứ vào chiều rộng của nền điện, khoảng cách của hai hàng cột cái thì cung điện nay có 2 tầng mái. Kiến trúc ba Toà chính điện Lam Kinh có giá trị đặc biệt quan trọng về nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ.

    Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Gọi là long hí châu (rồng vờn ngọc). Theo sự đánh giá của nhà nghiên cứu người Pháp tên là Louis Bezacien là "Nghệ thuật tạc rồng ở đây rõ ràng nổi hơn hẳn hình rồng ra đời muộn hơn thường chạm trong các đền chùa Việt Nam".




    Khu thái miếu triều Lê Sơ

    Cửa giữa sau điện Diên Khánh có hai lan can đá mỗi lan can tạc một con rồng có thân và đuôi hình con sóc. Từ trên điện đi xuống thềm là khu sân Thái miếu.

    Sau sân gồm 9 toà Thái miếu thờ Thái hoàng Thái phi, mỗi nền Thái miếu có kích thước gần bằng nhau, dài 16m, với diện tích 200m2, tổng diện tích của 9 nền thái miếu là 1.800m2. Gạch lát nền là gạch vuông lát chéo, giữa các Thái miếu có một lối đi lát gạch rộng khoảng 4m. Lối đi này có thêm tác dụng thoát nước. Nền Thái miếu cao so với sân 90cm.

    Trước mỗi Thái miếu đều có một lối lên 5 bậc, hai bên lan can tạc hai rồng uốn khúc bằng cả một phiến đá dày nguyên khối, rồng ở đây nhỏ hơn rồng ở thềm trước chính điện nhưng hình dáng và phong cách giống nhau.

    Sau khu Thái miếu khoảng 50m là tường thành phía Bắc, xây theo hình vòng cung, có đường kính 165m, ôm bao bọc toàn khu cung điện và Thái miếu mặt Bắc.

    Ngoài các công trình quan trọng như chính điện Thái miếu ra, trong khu hoàng thành còn nhiều công trình khác.

    Hai bên sân rồng có hai nhà tả vu và hữu vu chạy dài suốt cả chiều sâu sân rồng.

    Phía Tây khu chính điện còn có hai điện thờ lớn, mỗi điện 5 gian, đó là Chiêu Hiếu Điện còn gọi là Lam Kinh Tây giáp thất điện, thờ Tuyên Tổ Hoàng đế Lê Khoáng bố đẻ của Vua Thái Tổ và thờ Chiêu Hiếu đại vương Lê Thạch con của Chiêu Hiếu đại vương Lê Học. Điện Hoằng Hựu thờ Hoằng Hựu đại vương Lê Trừ, anh thứ hai của Thái Tổ.

    Phía Đông khu chính điện là khu cư xá của các quan và quân lính trông coi khu kinh thành. Trong khu vực phía Đông còn một khu bếp núc. Theo kết quả khảo sát phát hiện được nhiều đồ gốm sứ ở khu vực này.






    Lăng mộ các vua và hoàng hậu ở lam kinh

    Trong khu Sơn Lăng của triều Lê Sơ ở Lam Kinh gồm có 8 lăng của các Vua và Hoàng Hậu, trong đó lăng của Lê Thái Tổ mai táng ở điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất. Lăng của các vua kế nghiệp và Hoàng Hậu mai táng ở hai phía Đông và Tây.



    Vĩnh Lăng - Lăng Lê Thái Tổ

    Ngày 22 tháng 8 nhuận năm Thuận Thiên thứ 6, tức năm Quý Sửu, Thái tổ Cao Hoàng đế băng hà. Cùng năm ấy ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn.

    Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng ở chân núi Dầu phía Nam, cách thành Bắc điện Lam Kinh 50m, nằm trên tuyến trục Bắc - Nam giữa núi Dầu và núi Chúa, tạo thành thế hậu chẩm Bắc Sơn, tiền án Nam Sơn. Bên trái có núi Phú Lâm và núi Hổ; bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai cánh tay ngai với thế long chầu hổ phục; phía chính diện của Vĩnh Lăng, cách trên 1.000m là dòng sông Chu uốn cong hình vành khuyên, ôm lấy mặt tiền Vĩnh Lăng, chiều dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế tụ tuỷ. Theo cách nhìn tinh tế của nhiều người am hiểu thuyết phong thuỷ xưa và nay thì Vĩnh Lăng được chọn đặt ở một thế đất đẹp, có vượng khí tốt tươi, núi sông kỳ tú, là điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất trong khu sơn lăng Lam Sơn.

    Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh trước kia xây chèn bằng loại gạch thường, bị sụt lở do sự xâm thực phá huỷ của thảo mộc, nay xây thêm bằng đá đục ở bên ngoài, có cạnh 4,4 m cao 1m.

    Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con giống tạc bằng đá, dựng ở đây để trấn trạch, nghĩa là làm cho khu lăng luôn luôn được yên lành, không bị tà ma quấy nhiễu và cũng là để tôn lên quang cảnh tôn nghiêm kính cẩn của lăng tẩm vua chúa.

    Đứng đầu hai hàng tượng, ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan hầu, bên trái là quan văn, bên phải là quan võ. Đây là cách sắp đặt theo phép bố trí quan chức thời vua Lê Thái Tổ, đặt hai chức quan đại thần đứng hàng đầu triều gồm quan Thị Trung bộc xạ trông coi việc then chốt về chính trị và quan Thái Uý nắm giữ quyền tối cao trong quân đội.

    Kế tiếp hàng tượng quan hầu là tượng bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai sư tử, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ. Trước lăng 70cm có một hương án bằng đá để đặt bát hương và lễ vật. Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 20,35 m gọi là thần đạo.

    Đặc trưng nghệ thuật ở các tượng người và con giống ở đây khác biệt so với những tượng trong các lăng khác ở Lam Sơn và nhiều nơi khác.

    Niên đại của các tượng này đã được xác minh là chế tác từ năm mai táng vua Lê Thái Tổ (1433). Tượng có thân hình nhỏ bé, phong cách dân gian, ngựa không thắng yên, tê giác không bành, hổ ngồi hiền từ, sư tử cách điệu như hình lợn rừng.

    Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ thật là giản dị, gần gũi mà tôn nghiêm, trang trọng.

  10. #10
    Do DD chỉ cho gửi ít nên phải gửi thêm lần nửa bài Khu Di Tích Lam Kinh

    Bia Vĩnh Lăng
    Vĩnh Lăng (Lăng Lê Thái Tổ) bố trí trong một khoảng không gian rộng lớn. Nền dựng bia xây trên đỉnh một gò đất rộng, cao thoai thoải, mặt tiền của bia nhìn về hướng nam, cùng hướng với lăng. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,79 m, rộng 1,94 m, dầy 0,27 m, đặt trên lưng một con rùa cỡ lớn cũng làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối, có chiều dài 3,46 m; rộng 1,94 m; cao 0,9 m. Trên thân rùa còn lưu lại nhiều dấu vết rõ nét vỏ áo các loài nhuyễn thể sống trong nước biển như trai, sò, ốc…

    Hoa văn trang trí trên bia và niên đại được xác định cụ thể vào năm Thuận Thiên thứ sáu tức là năm Quý Sửu (1433). Đây là một cứ liệu quý giá để nghiên cứu về nghệ thuật trang trí Việt Nam thời Lê Sơ. Trán bia trang trí một hình vuông, trong hình vuông trang trí một hình tròn biểu trưng cho trời đất. Giữa hình vuông và hình tròn khắc áng vân mây cách điệu tinh tế, chính giữa khắc một đầu rồng nhìn thẳng, thân rồng uốn khúc uyển chuyển quanh hình mặt trời, biểu trưng là Thiên tử do sự giao hoà của trời đất sinh ra. ở cánh cung hai bên của hình vuông và hình tròn khắc hai hình rồng vươn mình đối nhau chầu vào, cùng một phong cách. Trên nền, trang trí loáng thoáng hình áng mây; đường diềm hai bên của bia tính từ đỉnh xuống đến đáy bia, mỗi bên trang trí 9 hoa văn hình nửa lá đề, trong mỗi nửa lá đề có khắc hình một con rồng uốn mình theo lá, đầu vươn lên trên nối tiếp nhau. Khoảng không nền nửa lá đề chạm hình hoa cúc dây với nghệ thuật tinh sảo. Phong cách chạm khắc hình lá đề biểu trưng cho phong cách nghệ thuật trang trí trong các ngôi chùa thờ Phật. Nội dung văn bia do Vinh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự Nguyễn Trãi phụng soạn.

    Bia Vĩnh lăng chính là một công trình văn hoá đặc sắc của chúng ta.






    Hựu lăng- lăng vua Lê Thái Tông

    Vua Lê Thái Tông huý là Nguyên Long là bậc vua giỏi, ở ngôi 9 năm (1434 - 1442), đi tuần thú ở miền đông rồi băng hà, mai táng ở Hựu Lăng.

    Hựu Lăng ở bên tả Vĩnh Lăng cách Vĩnh Lăng trên 800m và thuộc một điểm cao của rừng Phú Lâm.

    Lăng Khôn Nguyên Chí Đức - Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao

    Lăng Thái Hậu được xây ở một khu đất thấp phía Đông, cách Vĩnh Lăng 700m, phía Nam Hựu Lăng 100m, gọi là Xà Đàm. Điều khác biệt với lăng các vua là tượng quan hầu đặt ở hai bên tả hữu gần lăng là tượng nữ quan trông hiền từ mà nghiêm trang. Các tượng con giống khác cũng tương tự như ở các lăng khác, chỉ có điểm khác biệt là các con giống này đều thân mập và bụng to, điêu khắc trong trạng thái phóng khoáng sinh động.

    Bia lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao cách lăng của Bà khoảng 150m. Bia làm bằng đá nguyên khối, cao 2,76m, rộng 1,90m, dày 0,28m đặt trên lưng một con rùa lớn, tạc bằng một khối đá dài 2,65m, rộng 1,84m, cao 0,69m. Bia hai mặt đều khắc chữ do các ông Nguyễn Bảo, Nguyễn Xung Xác, Bùi Sĩ Nho là quan của Hàn Lâm Viện vâng mệnh soạn.

    Hoa văn trang trí trên bia và niên hiệu đã được xác minh, bia dựng năm Mậu Ngọ (1498). Đây là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có giá trị nhiều mặt cuối thế kỷ XV.



    Chiêu Lăng - Lăng vua Lê Thánh Tông

    Chiêu Lăng nằm ở bên tả Vĩnh Lăng lệch về phía Đông nam, cách Vĩnh Lăng 700m. Chiêu Lăng xây theo hướng nam, trên một khoảng đất rộng thuộc địa phận làng Phú Lâm, xã Xuân Lam ngày nay.

    Nghệ thuật điêu khắc tượng và con giống ở lăng này là nghệ thuật cung đình, các con giống và quan hầu đều có hoa văn rãnh sâu và mềm dẻo. Các con giống có hình dáng béo mập, bụng to. Một điều đáng quý là tượng và con giống ở Chiêu lăng còn lại tương đối đầy đủ, đây là cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc đá cuối thế kỷ XV.

    Bia Chiêu Lăng dựng trên một khoảng đất bằng, cách Chiêu Lăng 200m về phía Đông Nam. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn. Bia có kích thước cao 2,76m, rộng 1,89m, dày 28cm, rùa thân dài 2,65m, rộng 1,84m, cao 69cm, trang trí hoa văn đơn giản.

    Bia hai mặt đều khắc chữ do các ông Thân Nhân Trung; Đàm Văn Lễ; Nguyễn Đức Tuyên; Tô Ngại; Phạm Bảo là quan của Hàn Lâm Viện vâng mệnh soạn và viết chữ.

    Chiêu Lăng là nơi an nghỉ của vua Lê Thánh Tông, một ông vua văn võ toàn tài đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển đến đỉnh cao của thời đại xã hội phong kiến Việt Nam. Chiêu Lăng hiện đã được tôn tạo xứng tầm, thể hiện sự tôn vinh của dân tộc.



    Dụ Lăng - Lăng vua Lê Hiến Tông

    Vua Lê Hiến Tông được mai táng ở Dụ Lăng, cách Vĩnh Lăng gần 300m, thường gọi là lăng Bảo Lạc. Dụ Lăng có thế đất rộng rãi, thoáng mát, sơn thuỷ hữu tình. Nghệ thuật tạc tượng tròn ở Dụ Lăng hoàn toàn là nghệ thuật cung đình, các con giống đều có yên cương, mũ quan văn - quan võ đều có đai mũ che gáy, cổ.

    Bia Dụ Lăng dựng trên điểm cao của gò núi phía Tây Nam Dụ Lăng, cách Dụ Lăng 80m. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn, có kích thước rộng 1,90m, cao 2,78m, dày 27cm. Rùa dài 2,64m, rộng 1,83m, cao 67cm. Nội dung văn bia do các ông Nguyễn Nhân Thiếp; Phạm Thịnh; Thu Thiện Thiếu Doãn; Trình Chí Sâm; Bùi Sĩ Nho; Vũ Văn Thao; Phạm Bảo vâng mệnh soạn.



    Kính Lăng - Lăng Vua Lê Túc Tông

    Vua Lê Túc Tông ở ngôi chưa được 1 năm không may mất sớm, hưởng thọ 17 tuổi, mai táng ở Kính Lăng - Lam Sơn năm 1505.

    Kính Lăng được xây dựng trên đỉnh núi Hổ, cách Vĩnh Lăng 4km về phía Đông Bắc, nay thuộc nông trường Sông Âm thuộc địa phận xã Kiên Thọ - huyện Ngọc Lặc. Lăng xây theo hướng Nam chếch Đông với 150 tượng quan hầu và các con giống sắp đặt như ở Dụ Lăng.

    Bia Kính Lăng dựng trên một mảnh đất bằng cách Kính Lăng 300m về phía Đông nam. Bia làm bằng đá nguyên khối, rộng 1,90m, cao 2,64m, dày 30cm được đặt trên một con rùa bằng đá dài 3,35m, rộng 2,05m, cao 43cm.

    Nội dung văn bia do các ông đàm Văn Lễ, Nguyễn Nhân Thiếp, Phạm Thịnh, Trình Chí Sâm vâng mệnh vua Lê Uy Mục soạn.

    Bia dựng vào tháng 3 năm Đoan Khánh thứ nhất (1505).



    Khu đền thờ Lê Lợi

    Khu đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách khu di tích Lam Kinh 150m về phía Nam. Đền do một số nhà hảo tâm đứng ra quyên góp vào những năm đầu của thế kỷ 20 để làm nơi thờ vua Lê Thái Tổ (Trong khi khu di tích Lam Kinh bị tàn phá chưa được trùng tu). Hiện khu đền thờ này đã được sát nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.



    Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép)

    Thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ. Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non yếu. Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi và anh dũng hy sinh. Quân giặc tưởng đã tiêu diệt được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nên đã lui quân. Nhờ đó nghĩa quân được bảo toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiến thắng sau này. Tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận, lập đền thờ tại quê hương ông.



    Đền thờ Bố Vệ

    Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi từ Lam Kinh lại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh Hoá để thờ.

    Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là sinh quán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Sinh thời bà dựng điện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê. Khi bà mất, năm 1460, vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà. Năm 1805, vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức, tập trung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền Nhà Lê, hay đền Bố Vệ.

    Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Buổi đầu tất cả các pho tượng, bài vị, đồ minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây, nhưng nay phần lớn đã không còn. Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồi như người thật, đặt ở chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và Lê Lai. Những pho tượng này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935.

    Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứu nước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giang sơn, đất nước.

Page 1 of 2 12 LastLast

Similar Threads

  1. Thanh Đa - bóng tối ly cà phê
    By lisaqn in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 1
    Last Post: 08-08-04, 10:10 PM
  2. Bệnh hình thức của thanh niên
    By ChieuSGBuon in forum Tuổi trẻ Việt Nam - Hãy hành động...
    Replies: 1
    Last Post: 19-07-04, 03:59 PM
  3. Hoạt động của diễn đàn thanh niên
    By chitcon289 in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 0
    Last Post: 18-07-04, 06:19 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •