Ẩm Thực Sầm Sơn!
Sam biển - đặc sản số 1

Muốn tìm được một món ăn mang đặc trưng hương vị biển vừa ngon, vừa độc đáo, có nguồn gốc tự nhiên, luôn đảm bảo độ tươi sống và chứa đựng một giai thoại (khi thưởng thức sẽ được nghe kể) thì Sam biển chắc chắn là một sự lựa chọn khôn ngoan.

Từ nguyên liệu chính là thịt Sam biển, vào mỗi dịp hè về, khi thực khách có yêu cầu thì có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau, như: tiết canh Sam, gỏi Sam, chân Sam xào chua ngọt, Sam xào xả ớt, trứng Sam chiên giòn, trứng Sam xào lá nốt, Sam hấp, Sam bao bột rán, sụn Sam nướng, Sam xào miến…

Các món ăn từ thịt Sam biển thơm ngon, nhưng để có được những món ăn độc đáo ấy, thì khâu làm thịt sam và chế biến là cả một quy trình công phu. Việc đầu tiên cần nói đến là quá trình đánh bắt Sam biển.

Để bắt được Sam biển, ngư dân phải tính con nước và định ngày ra khơi. Sam thường đi theo đôi (một đực, một cái), nên đã tìm thấy Sam là bắt được cả hai con một lúc. Nếu chỉ bắt được 01 con, thì ngư dân sẽ nhanh chóng thả ngay xuống biển, vì đó là con so. Sam rất dễ nhầm với so, mà ăn so hay bị đau bụng.

Những người đi biển lâu năm dễ dàng phân biệt được hai loại này. Về kích thước, so giống Sam cái nhưng nhỏ hơn. Miệng của Sam bằng phẳng còn so thì hõm sâu. Dấu hiệu dễ phân biệt nhất là so có số gai nhiều hơn rất nhiều so với Sam. Sam biển là loại hải sản chỉ sống trong tự nhiên, chưa nuôi trồng được, khi đánh bắt lên bờ chỉ sống được không quá ba ngày.

Công đoạn chế biến được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, nếu không khéo léo trong quy trình này, rất khó lấy được thịt Sam và món ăn dễ gây đau bụng cho người thưởng thức.

Khi giết sam phải có đủ ba dụng cụ là dao nhọn, dao chặt và kéo để lấy phần chân, lọc thịt, bỏ ruột và gan (vì bộ phận này chứa nhiều tác nhân gây đau bụng). Sam là món ăn thuộc loại hàn tính, nên phải ăn cùng những gia vị nóng như: giềng, sả, ớt, lá lốt… cùng với tài nghệ khéo léo và kinh nghiệm lâu năm của người đầu bếp, chúng ta sẽ có những món ăn đặc sắc chế biến từ Sam biển với những hương vị rất riêng.

Một thực khách chia sẻ: “Tôi rất thích ăn Sam vì nó mát, vả lại nghe nói sam đi đâu cũng có cặp, nên tôi đã cùng bạn trai đến đây thưởng thức món này với hy vọng về một tình yêu bền chặt”.

Thịt Sam ngon, vỏ Sam cũng rất hữu dụng, có thể khắc hàn, cảm lạnh và kỵ sài cho người và vật nuôi. Ngày nay, người ta bắt Sam chủ yếu để lấy vỏ. Vỏ Sam được xuất khẩu sang
Trung Quốc. Từ vỏ Sam, người Trung Quốc có thể dùng để chế tác ra đồ lưu niệm có độ tinh xảo, hấp dẫn khách du lịch.

Đây cũng là một thử thách đối với những người làm nghề đánh bắt, kinh doanh Sam. Quy trình đánh bắt sam và kinh doanh các món ăn chế biến từ sam biển vừa vất vả, vừa công phu nên không có nhiều nhà hàng làm món ăn này.

Ngay tại Sầm Sơn các nhà hàng tại khách sạn thực khách yêu cầu chế biến sam biển ngon và uy tín là không dễ và không phải lúc nào khách yêu cầu là có Sam. Bởi vì con Sam này không phải lúc nào cũng có sẵn tại các nhà hàng.

Canh cá khoai sầm sơn
Mỗi khi ai đó hỏi tôi “Bạn thích ăn món gì nhất, tôi đều trả lời rằng: “Món canh cá đợi chờ”. Đó là món canh mẹ đã nấu cho tôi và cha ăn khi tôi vừa tròn 7 tuổi. Có lẽ cả đời tôi sẽ chẳng bao giờ được ăn món canh nào thơm ngon như thế lần thứ hai nữa.Đó l
Hải sản biển, món ngon bổ dưỡng giàu đạm dễ hấp thụ

Hàu là một loại thực phẩm quý của vùng ven biển, có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Đặc biệt có thể chữa đau dạ dày



Thịt hàu giàu protit gồm nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể, các chất gluxit, lipit và một lượng rất phong phú các vitamin A, B1, B2,C, D, E...và đặc biệt là rất giàu chất kẽm (mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa 13mg kẽm). Từ con hàu nhân dân ta chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ như: Hàu nướng, hàu hấp, hàu nấu cháo...

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hàu còn là một vị thuốc bổ được Đông y dùng bồi dưỡng cơ thể trong nhiều bệnh. Theo y học dân tộc, thịt hàu có vị ngọt mặn, tính lạnh, có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, bồi bổ cơ thể rất thích hợp với những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư (người gày yếu, hay hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm, khô miệng, đại tiện táo bón...). Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, kém ăn, chậm tiêu, hay bị tiêu chảy không nên ăn hàu.



Từ lâu đời vỏ hàu đã được Đông y dùng làm thuốc chữa bệnh gọi là mẫu lệ. Cách chế biến mẫu lệ như sau: Lấy vỏ hàu đã loại bỏ hết thịt, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, khi dùng tán thành bột mịn, hoặc nung rồi tán thành bột.Theo y học dân tộc, mẫu lệ vị mặn, tính hơi lạnh, vào ba kinh can, đởm và thận, có tác dụng thanh nhiệt, bổ thuỷ, hãm mồ hôi, săn ruột, làm tan đờm, chữa các chứng âm hư nóng bên trong, ra mồ hôi trộm, dị tinh, bạch đới, đau dạ dày...

Điều cần chú ý khi chế biến, phải nấu thật chín vì hàu có thể là vật trung gian truyền vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh, đáng chú ý hơn cả là Vibrio para-haemolyticus. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, ưa môi trường kiềm mặn, thường sống ở các cửa sông và ven biển. Người ta đã phân lập được vi khuẩn này trong cát, bùn, nước biển và cả trong hải sản. Loài vi khuẩn này hiện đã được xác nhận là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thức ăn do cá biển và hải sản.
Gỏi cá đặc sản hấp dẫn của sầm sơn

Cá dùng để làm Gỏi thường là loại cá ít xương, nặng chừng 3-5 ký.Cá được rửa sạch, dùng dao sắc lọc riêng phần thịt ). Thịt cá được thái thành từng lát mỏng và to bản rồi cho vào bát tô to, cứ 1 kg thịt cá thì vắt vào đấy 5 - 7 quả chanh, trộn đều cho tới khi thịt cá từ màu hồng nhạt chuyển sang màu trắng ngà thì lấy ra và dùng tay vắt kiệt nước rồi để sang một bát sạch khác.
Thính để làm gỏi được làm bằng gạo hoặc ngô rang vàng rồi tán nhỏ thành bột, trộn thính với thịt cá đã khô nước sao cho bề mặt của từng miếng thịt đều đã được thính bao phủ, bày lên đĩa. Tiếp đến là công đoạn làm nước chấm, với nguyên liệu chủ yếu là da và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt và các gia vị như hành tỏi khô, mẻ, mắm muối, mì chính, đường, hột tiêu (ớt) ... Da và gan cá được băm nhỏ cùng với thịt ba chỉ rồi ướp với mẻ và các gia vị nói trên cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào xoong đun sôi để phi thơm hành tỏi, cho hỗn hợp trên vào sào qua rồi cho thêm vào một ít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 - 20 phút. Trứng vịt đập vào bát, đánh tan cho vào nồi khuấy đều, nêm thêm muối và bột ngọt cho vừa ăn là được.

Rau sống để ăn gỏi cá bao gồm các loại rau thơm thông thường như húng, ngò, răm … và nhất thiết phải được bổ sung thêm các loại lá như đinh lăng, lá sung, mơ tam thể … Bày tất cả lên nâm, đĩa cá gỏi màu trắng ngà lấm tấm sắc vàng của thính, đĩa rau sống tổng hợp màu xanh lục, bát nước chấm thơm ngào ngạt và đặc sánh, thêm đĩa gia vị gồm ớt, khế, chuối xanh thái thành lát mỏng, vài chiếc bánh đa cùng một chén rượu nữa là bữa gỏi cá đã được chuẩn bị một cách hoàn toàn.

Cách thưởng thức món đặc sản này cũng hết sức dân dã và đặc biệt, Thực khách dùng thìa san một ít nước chấm vào bát của mình, lấy rau thơm làm bao gói, cuộn một miếng gỏi cá vào giữa, chấm ngập vào nước chấm rồi đưa lên miệng nhai … và thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của cá gỏi, mằn mặn, cay cay, beo béo của nước chấm hoà quyện với mùi vị của các loại rau thơm, thật là một cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời. Một chén rượu nhỏ để đưa cay, trong phút lâng lâng chắc thực khách sẽ tự mỉm cười và cảm ơn cuộc đời lại có một món ăn lạ lùng và kỳ thú đến như vậy.