Hành trình AIDS: 2-... Và chuyện tình Sida
22:04' 14/08/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Dẫu không nghĩ đến chuyện chia tay. Chuyện phản bội. Họ vẫn không thể đứng tên chung trong tấm thiệp hồng vì mỗi người sắp có tên riêng trong tờ khai tử...

Những lần ngồi cạnh bệnh nhân, gần gũi, chân thành, họ kể tôi nghe nhiều câu chuyện từ khi mang kiếp con người. Trong bao nỗi buồn vui của người đang đối diện với ngưỡng cửa hẹp, họ nói rất nhiều, thổ lộ rất nhiều và có người vẫn đang hối tiếc một tình yêu nơi mình…

Chuyện tình Sida
http://vietnamnet.vn/dataimages/original/i...975_s-bai2e.jpg

Hôm qua là vợ, giờ đến lượt anh...
Giữa khuôn viên Bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, D. ngồi co ro thu mình trên một chiếc ghế đá, lấm lét ngắm người qua lại. Chẳng ai buồn ném cho nó một cái nhìn. Khó ai tin đây là một thanh niên chỉ mới 21 tuổi. Trông D. như một ông già, vừa nói chuyện vừa thở nặng nhọc.

Nghe tôi nói có lần về An Giang công tác, D. cười buồn, hỏi: "Ở trên thành phố lâu rồi không về, dưới quê chắc thay đổi nhiều lắm anh hén…". Và cứ thế, ký ức về những ngày gia đình mình sống bên dòng sông Hậu được D. thì thào kể.

D. không thể nói lớn, phải lắng tai lắm mới nghe được. Giọng miền Tây sông nước chân chất cứ đứt quãng (vì những lần lấy hơi lên - PV). Con sông hiền hòa ấy chảy qua thành phố Long Xuyên, qua bao thân phận con người vẫn còn tươi roi rói trong ký ức của D. Từ khi biết mình nhiễm S đến nay, D. không một lần về lại quê nhà. Cố tìm đến cái chết nhưng không thành vì D. còn một người yêu…

Tình yêu của họ không giống những tình yêu giữa đời thường. Dẫu không nghĩ đến chuyện chia tay, chuyện phản bội, họ vẫn không thể đứng tên chung trong tấm thiệp hồng. Mỗi người sắp có tên riêng trong tờ khai tử đang treo lửng lơ trước mặt.

Chàng trai tên V. 24 tuổi, sau một thời gian điều dưỡng ở trung tâm Mai Hòa bình phục, V. ra ngoài, không bao lâu sau bệnh tái phát, V. lại vật vã. Nhóm từ thiện đưa V. về nhà dưỡng ở Q. Bình Thạnh… Nơi này, M. 20 tuổi là người Đà Lạt cũng đang sống cạn những ngày cuối đời. Hai người thường xuyên gặp nhau trong những bữa cơm chung, những lần chăm sóc cho bệnh nhân yếu hơn mình… Và thế là tình yêu đến lúc nào chẳng biết.

Khi mọi người trong nhà dưỡng biết chuyện, một vài người lựa lời khuyên bảo, cả hai rưng rức khóc. "Còn gì để mất nữa đâu, hết từ lâu rồi…". V. tiếp: "Tình yêu mà. Chả ai cấm được mình yêu, chẳng lẽ Sida là không được yêu!". Những ngày sau đó, V. được đưa sang nhà dưỡng Q.8. M. ở lại Bình Thạnh. Ngày chia tay hai người khóc dữ dội. Không chịu được sự trống vắng, M. bỏ nhà dưỡng trốn đi, lần đến Q.8 tìm gặp V. Đêm hôm ấy lễ Valentin, hai người bên nhau đến khi gần sáng. V. đuối sức không còn đi nổi, đến một ngã tư ở Q.1, V. ngồi đấy chờ M. đi kiếm tiền mua đồ ăn. Cách kiếm tiền của M. là giật dây chuyền. Khi M. chưa trở lại, người trong nhóm từ thiện tìm gặp đưa V. về nhưng V. nhất định phải ngồi đợi M. Đến 12 giờ đêm, không hiểu lý do gì, M. không trở lại, V. buồn bã đứng dậy, theo xe về lại nhà dưỡng…

Khi tôi viết bài này, V. đã mãi mãi ra đi được bốn hôm rồi…

Nỗi đau của sự kỳ thị
http://vietnamnet.vn/dataimages/original/i...977_s-bai2a.jpg

Tư vấn sức khỏe tại 53 Vũ Tùng, Q.Bình Thạnh.
Những lần gặp bệnh nhân S giai đoạn cuối, với tôi, điều đau lòng nhất hiện nay là còn quá nhiều người rơi vào cảnh không nơi nương tựa, vật vã với cảnh màn trời chiếu đất. Họ là những con người đang bị kỳ thị, xa lánh dữ dội. Người nhà, hàng xóm thậm chí cả bản thân họ cũng kỳ thị chính mình.

… Bà Tư ở quận Gò Vấp, từ thời gian phát bệnh cho đến khi chuyển sang giai đoạn cuối, sống trong một ngôi miếu ven đường. Thấy vậy, chị Linh tình nguyện viên có nhã ý đưa bà về Mai Hòa nhưng bà nhất định không đi: "Gia đình tôi ngày xưa sống ở đây thì bây giờ phải chết ở đây…". - bà khóc. Được biết, bà Tư có người chị ruột sống ngay cạnh ngôi miếu ấy nhưng hai chị em hàng ngày cũng chẳng dám nhìn nhau. Mấy đứa cháu bà Tư không chấp nhận bà... Nhắc tới, bà Tư tủi thân, mủi lòng đôi mắt kèm nhem lại đỏ hoe.

http://vietnamnet.vn/dataimages/original/i...981_s-bai2c.jpg

Nào riêng gì bà Tư, nhiều bệnh nhân vô gia cư còn rất trẻ, khi bệnh ở giai đoạn cuối từ trường cai nghiện trở về, người ta đùn đẩy nhau. Địa phương không biết đưa về đâu, vì gia đình không muốn nhận, dù rằng bệnh nhân chỉ sống thêm được thời gian rất ngắn, có người chỉ được vài ngày. Không còn con đường nào khác, họ lại tiếp tục lang thang…

Trong căn phòng ọp ẹp ở Q. Bình Thạnh, chị A. khóc thút thít: "Căn phòng này mình đang thuê… Cũng trả tiền như nhau nhưng khi biết mình nhiễm S là họ tìm cách đuổi ra đường. Nhờ có người làm công tác từ thiện xuống thuyết phục mãi chủ nhà mới cho ở lại…". Thân hình chị đã tiều tụy lắm, người gầy rạc, tóc rụng nhiều, người nổi đầy những vết lở loét, ho sù sụ… Nhưng nào đã yên, có hôm chị còn bị người ta xông vào nhà đánh và bóp cổ đến vỡ hạch vì thiếu nợ.


Một người nữa sắp mãi mãi ra đi từ Trung tâm Mai Hòa.
Với những người nhiễm S, điều đáng sợ nhất không chỉ là hàng ngày đối mặt với cái chết đang đến gần mà còn là sự cô đơn, bị quên lãng, kỳ thị và những lỗi lầm trong quá khứ muốn quên đi mà chẳng được.

Theo chân một người tình nguyện, tôi gặp T.L giữa khu bán chôm chôm (hàng dạt) trong chợ Gò Vấp. Thấy có người lạ, T.L không muốn nói chuyện. Chồng T.L lớn hơn cô 24 tuổi, hai người lấy nhau không hôn thú. Hai người có một đứa con trai nhưng bị bại não. Sau khi chồng qua đời vài ngày vì S, gia đình chồng cho một triệu đồng rồi đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà…

Ngày trước cô tự rời bỏ gia đình ra đi sau khi ẵm một đống tiền của mẹ, giờ phải nhờ người thuyết phục mẹ cho về nhà sống những ngày cuối cùng. Vòng tay mẹ lại dang ra, bà cho cô chút tiền để cô bán trái cây lần hồi.

Những trái chôm chôm của T.L dưới nắng héo quắt…

Lời nhắn của một người từng cố... chết[COLOR=blue][FONT=Times][quote]

http://vietnamnet.vn/dataimages/original/i...983_s-bai2d.jpg

Tôi đã quên ngày hôm qua...
Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS vẫn ngày ngày đưa lưỡi hái tử thần xuống con bệnh. Những cái chết lặng lẽ hay quằn quại, vật vã vì các bệnh cơ hội hành hạ, người thì xơ gan, kẻ thì nấm não… Đáng buồn thay, chiếm đa số lại là những thanh thiếu niên!

Anh S. (bệnh nhân AIDS từng lao đầu vào tàu hỏa - kỳ 1) thở dài thườn thượt, chậm rãi:
"Qua báo điện tử VietNamNet, tôi mong muốn mọi người giúp đỡ người có nhiễm như chúng tôi được một cuộc sống, chỗ ở tử tế hơn để giảm thiểu số người nhiễm lang thang, nhất là thanh niên. Đừng dồn chúng tôi vào ngõ cụt.

Với tôi, tôi bị nhiễm, tôi chán chường. Để tránh những ám ảnh, tôi đã từng cố gắng vượt qua nhưng không được. Tôi đã tìm cách tự vẫn nhưng không thành. Hậu quả hôm nay tôi đã tàn tật vì cuộc tự vẫn đó. Về Mai Hòa, tôi đã nhận ra sai lầm. Tôi đã quên ngày hôm qua, sống vì ngày hôm nay và sống tốt cho ngày sau.

Còn sống được bao lâu thì hãy sống tốt với chính bản thân mình để xứng đang với một con người. Khi tôi chạm gần vào cái chết là lúc tôi nhận ra cuộc sống này rất đáng quí. Thời gian tôi sống sẽ không còn lâu nữa, vì thế tôi phải sống thật tốt…".

Anh nhìn ra sân, nắng chiều chênh chếch: "Mình cười đâu phải là để gắng gượng, che giấu, mà cũng chẳng là chiến thắng. Cười vì khi những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn một người có S như mình qua thời gian đã thật sự được lấp đầy…"

Và anh lại cười…

Ngồi cạnh S. anh Đ cúi đầu như đang nói với chính mình: "Mình tầm thường quá, thật sự hối hận với những gì mình làm. Có lần trú mưa bên đường Hùng Vương Q.6, nhìn qua khe cửa thấy gia đình người ta ăn cơm, mình khóc. Những khi thế này mình mới nhận ra mình bơ vơ…". Những giọt nước mắt lăn dài trên má anh.