Results 1 to 6 of 6

Thread: Tôi phải làm gì để vừa giúp đc chồng và giữ được

  1. #1
    Tôi là 1 bà mẹ trẻ với đứa con còn nhỏ . Cuộc sống gia đình tôi đang hết sức bình thường , công việc tạm ổn để có thu nhập thoải mái ko phải lo nghĩ chi tiêu . Tôi nghĩ mình đang được hạnh phúc với chồng con . Nhìn bề ngoài chắc nhiều người cũng phải ghen tỵ .Vậy mà ... Tôi nghi chồng tôi nghiện , và tôi đã chứng minh được điều đó . Bàng hoàng quá , tôi vẫn yêu chồng , thương con , ko muốn con mất cha , ko muốn mất công việc hiện tại ... Nhưng làm sao để chông tôi cai được nghiện mà ko ai biết ? Tôi cảm thấy điều đó thật khó khăn , nếu mọi người biết chồng tôi nghiện , tôi ko còn mặt mũi để đối diện với cuộc sống . Làm thế nào để chồng tôi trở về được như xưa ? Thực sự tôi vẫn chưa hình dung ra ma túy đã tác hại đến chồng tôi thế nào , vì chỉ mới vài hôm trước , nếu tôi ko phát hiện dc , thì mọi thứ vẫn còn như cũ . Vậy mà khi biết cái điều tồi tệ đấy đã rơi vào cái gia đình bé nhỏ này , tôi hoang mang quá , chẳng lẽ đã là chấm hết ???

  2. #2

    Join Date
    Apr 2004
    Location
    ...một nơi không xa lắm!
    Posts
    461
    Tôi có thể hiểu đươc phần nào cảm giác của bạn lúc này! (hụt hẫng....bàng hoàng...)
    Ma túy không chừa 1 ai, 1 gia đình nào cả bạn ạ! Theo tôi bây giờ thì bạn đừng nên trách móc hay phản ứng cực đoan quá nha bạn. Hãy cố tìm hiểu nguyên nhân nào đã đưa anh nhà tiếp cận với Ma túy. Chọn thời điểm cả hai người thật bình tĩnh, nói chuyện thẳng thắn và đề nghị anh ấy hãy thật lòng để tìm ra giải pháp tốt nhất..! Đầu tiên là phương pháp cắt cơn á ( anh ấy muốn tại nhà hay là vào trung tâm nhờ Bác sĩ hỗ trợ) sau đó là tới giai đoạn khó khăn nhất: giai đoạn hòa nhập lại cuộc sống thường ngày.
    P/s: chúng tôi cần thông tin cụ thể hơn về anh ấy, gia đình và...thì chúng tôi mới có thể bàn bạc với gia đình giải pháp cụ thể được. Bệnh nhân Matuy là rất đặc biệt, phải tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bàn bạc chứ không nói chung chung được bạn ạ!
    TIÊN TRÁCH KỶ - HẬU TRÁCH NHÂN.

  3. #3
    Tôi có thể hiểu đươc phần nào cảm giác của bạn lúc này! (hụt hẫng....bàng hoàng...)
    Ma túy không chừa 1 ai, 1 gia đình nào cả bạn ạ! Theo tôi bây giờ thì bạn đừng nên trách móc hay phản ứng cực đoan quá nha bạn. Hãy cố tìm hiểu nguyên nhân nào đã đưa anh nhà tiếp cận với Ma túy. Chọn thời điểm cả hai người thật bình tĩnh, nói chuyện thẳng thắn và đề nghị anh ấy hãy thật lòng để tìm ra giải pháp tốt nhất..! Đầu tiên là phương pháp cắt cơn á ( anh ấy muốn tại nhà hay là vào trung tâm nhờ Bác sĩ hỗ trợ) sau đó là tới giai đoạn khó khăn nhất: giai đoạn hòa nhập lại cuộc sống thường ngày.
    P/s: chúng tôi cần thông tin cụ thể hơn về anh ấy, gia đình và...thì chúng tôi mới có thể bàn bạc với gia đình giải pháp cụ thể được. Bệnh nhân Matuy là rất đặc biệt, phải tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bàn bạc chứ không nói chung chung được bạn ạ!
    [/b]
    Điều khó khăn của tôi là chúng tôi ko sống ở VN , nếu đem anh ấy đến trung tâm cai nghiện của nước sở tại thì rất rắc rối về pháp luật . Mà tôi thì tôi ko tin anh ý có thể tự cai được khi chúng tôi còn sống ngay bên cạnh cộng đồng Việt mình . Anh ý nói có thể tự cai , chỉ cần vài hôm là hết . Khó tin lắm phải ko? Tôi ko biết phải làm sao để chấm dứt được tình trạng này . Có lẽ anh ấy hút đã được gần 1 năm , như vậy tình trạng nghiện đã có thể là nặng rồi . Tôi chỉ muốn vứt bỏ tất cả để trốn tránh sự thật , hoặc cùng anh ấy đến 1 nơi kín đáo rồi cai nghiện cho anh ý . Nhưng quả thật , tôi ko còn lòng tin vào chồng mình nữa , cảm giác thật nặng nề !

  4. #4
    Tôi có thể hiểu đươc phần nào cảm giác của bạn lúc này! (hụt hẫng....bàng hoàng...)
    Ma túy không chừa 1 ai, 1 gia đình nào cả bạn ạ! Theo tôi bây giờ thì bạn đừng nên trách móc hay phản ứng cực đoan quá nha bạn. Hãy cố tìm hiểu nguyên nhân nào đã đưa anh nhà tiếp cận với Ma túy. Chọn thời điểm cả hai người thật bình tĩnh, nói chuyện thẳng thắn và đề nghị anh ấy hãy thật lòng để tìm ra giải pháp tốt nhất..! Đầu tiên là phương pháp cắt cơn á ( anh ấy muốn tại nhà hay là vào trung tâm nhờ Bác sĩ hỗ trợ) sau đó là tới giai đoạn khó khăn nhất: giai đoạn hòa nhập lại cuộc sống thường ngày.
    P/s: chúng tôi cần thông tin cụ thể hơn về anh ấy, gia đình và...thì chúng tôi mới có thể bàn bạc với gia đình giải pháp cụ thể được. Bệnh nhân Matuy là rất đặc biệt, phải tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bàn bạc chứ không nói chung chung được bạn ạ!
    [/b]

    Chào anh Cind !
    Vì hiện giờ tôi đang ở nước ngoài , tôi lại muốn được giấu cái sự thật phũ phàng đó , và muốn giúp anh ý tự cai . Ko biết anh ở Hà Nội hay ở tỉnh khác , nếu anh ở Hà Nội tôi mong anh hãy giúp tôi . Tôi ko thể nhờ người quen nào của tôi đi mua thuốc cai nghiện cho anh ý được , bởi vậy tôi xin anh hãy giúp tôi nếu có thể . Tôi hi vọng anh là người nắm rõ vấn đề này , nhiều kinh nghiệm , bởi vậy tôi xin được đặt lòng tin vào sự giúp đỡ của anh .
    Tôi rất cần mua được thuốc sớm để giúp anh ý . Xin hãy cho tôi số phone của anh , tên của anh để tôi tiện liên lạc . Tôi ko biết phải nhờ vả ai , topic tôi viết lên may mắn có anh đọc và chia sẻ , nên tôi đặt nhiều hi vọng vào lòng tốt của anh . Sự thật này thật quá sức chịu đựng của tôi , nhưng tôi tin mình vẫn còn hi vọng để cứu vãn tình trạng này .
    Cám ơn anh nhiều , mong sớm nhận được hồi âm của anh !

  5. #5
    Admin đã nhắn tin hồi âm cho chị qua report

    Phone của anh Cind (Anh Vinh) : 84918266216
    Admin : 84903041280 (Song Khoa)
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  6. #6

    Join Date
    Apr 2004
    Location
    ...một nơi không xa lắm!
    Posts
    461
    Anh ấy nói đúng đó bạn thực sự thì cắt cơn không khó (vì đây thực ra là yếu tố tâm lý đối với "người bệnh"). Cắt cơn theo tôi thì tốt nhất là xông hơi, tắm mát (Nôm na gọi là "Cai Sống") - Ưu điểm của Phuơng pháp này là thời gian cắt cơn nhanh nhất, không bị ảnh hưởng trong lúc cắt cơn (sảng) hoặc sau khi cắt cơn như là lú lẫn, quên trước quên sau do tác dụng phụ của thuốc cai - thực ra thuốc an thần và 1 số loại giảm đau nhức.

    Theo tôi biết hiện thị trường có 04 loại thuốc cắt cơn mà người nghiện thường hay dùng để cắt cơn hiện giờ, tính hiệu lực của thuốc tùy theo cơ địa (hạp thuốc) của mỗi người :
    1/- SUBUTEX Mỗi vỉ thuốc 7 viên, có bán lẻ từng viên. ( ngậm dưới lưỡi - khi tới cữ thường dùng heroin: thường thì 2-3 lần/ngày) - liều lượng : 1/6 -> 1/2 viên mỗi lần tùy theo người. Giá khoảng 270.000$ /1 viên.
    2/- T1 hoặc T2 hoặc T3 hoặc T5 (không rõ tên biệt dược) - liều lượng : ngày 3 -> 6 viên/ngày. Giá khoảng 25.000$ /1 viên.
    3/- PAVON Fort - liều lượng : ngày 6 -> 9 viên/ngày. Giá khoảng 10.000$ /1 vỉ(10viên nhộng).
    4/- IBU- PROXYVON - liều lượng : ngày 6 -> 9 viên/ngày. Giá khoảng 10.000$ /1 vỉ(10viên nhộng).
    Nhưng nói thật, cho dù có dùng thuốc gì thì hiệu ứng cắt cơn vẫn xảy ra ( Ngáp, ớn lạnh, nổi da gà, hắt hơi, sốt, tiêu chảy..v.v..) bởi vì đây là phản ứng của cơ thể cho nên như Tôi đã nói ở trên chỉ cần quyết tâm và tắm thật nhiều (đừng sợ cảm lạnh vì điều đó đương nhiên xảy ra khi cắt cơn) để kích thích cơ thể điều tiết matúy nội sinh trở ra theo cơ chế của người bình thường là sẽ nhanh hồi phục. Quá trình này thường là 3 ngày.
    Sau khi cắt cơn khoảng 1 tuần thì người bệnh bắt đầu ngủ được và có cảm giác thèm ăn liên tục và đặc biết là thèm ngọt, sau khoảng 1 tháng thì bắt đầu tăng cân...
    Nhưng mọi người hay bị ngộ nhận ở giai đoạn này vì cho là đã thành công. Thực sự thì đây vẫn là thời gian khó nhất, bời vậy tôi mới dùng từ "ngộ nhận". Lúc này thì thoạt nhìn, thấy "người bệnh" thậm chí còn mập mạp, hồng hào, khỏe mạnh hơn lúc bình thường. Nhưng đó chỉ là bên ngoài cơ thể, trong khi tinh thần vẫn chưa ổn định (thậm chí tâm lý rất phức tạp, mông lung ) mà thời gian thì rảng rổi, trống vắng cho nên rất dễ nhớ cảm giác "phê hàng" do đó thời gian này rất dễ "tái sử dụng" cần quan tâm, chăm sóc thật cẩn thận.
    Rất cần thỏa thuận về giờ giấc sinh hoạt (tốt nhất là làm sao "người bệnh" luôn trong tầm mắt "người quản lý") để người bệnh phải ý thức được là mọi người đang giúp mình chứ không nên tự ái là không tin mình ( nói thì đơn giản chứ thực sự là rất khó đó nha, nếu không có kế hoạch cụ thể mà đơn giản là hai người cứ ngồi nhìn nhau mãi ngày này qua ngày khác thì 1 trong 2 sẽ điên mất thôi...hihi..&#33.
    Nên cách ly hoàn toàn một thời gian dài với môi trường lúc sử dụng : như nơi mua bán, cộng đồng đã cùng sử dụng MT.
    Tiếc là Ban Quản Tri chúng tôi hiện đều ở TpHCM nên không thể giúp các bạn thiết thực hơn.
    TIÊN TRÁCH KỶ - HẬU TRÁCH NHÂN.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •