Results 1 to 3 of 3

Thread: lần theo những đường dây âm fủ

  1. #1
    Access_banned
    Guest
    Vào dịp lễ hội đầu năm, các cô đồng, thầy bói khiến cho những người mê tín tin rằng họ phải bằng cách nào đó “đi thăm âm phủ” một lần thì cả năm mới khoẻ mạnh, nhiều tài lộc. Và những chuyến “tầu giấy”rực lửa đã ngốn không chỉ hàng trăm tỷ đồng mà còn tạo ra những kiểu bùa chú rùng rợn khác …


    Xếp hàng đợi viết sớ ở Phủ Giầy





    U mê một giọt máu tươi



    Cuối năm và đầu năm là hai dịp mà tiền bạc bị đốt theo khói nhiều nhất. Dân buôn bán, kẻ thăng quan đua nhau đi đền Bà Chúa Kho, Phủ Giày và những đền phủ khác để đốt tiền trả nợ. Những ngôi nhà giấy không chỉ còn là mô hình đan bằng que tre đơn giản như xưa. Một ngôi nhà giấy bây giờ có vài tầng, có lan can, cửa sổ, và kèm theo là nội thất sang trọng như chính những ngôi nhà hiện đại khác... Những kẻ đã đi vay, đang đi vay, sẽ đi vay “đua nhau”ai đốt nhà giấy to hơn. Những ngôi nhà làm hàng loạt thường từ 30.000đến 50.000 đồng một chiếc.



    Nhưng cũng giống như những chiếc xe máy đặt hàng, những kiểu nhà mốt nhất cũng được đặt với giá ít nhất cũng vài trăm ngàn một chiếc. Mốt nhà âm không giống kiểu nhà dương thế mà khách hàng thường chỉ chuộng những mẫu nhà nhiều mái, uy nghi như một lâu đài. Nhiều người đua nhau đốt ... nhà xem ai đốt “to” hơn. Không hẳn chỉ có những người không có nhà ở mới đi “xin” nhà như thế mà nhiều người buôn bán còn đốt liền một lúc vài “cái nhà”. Thầy bói phán cho những người cả tin rằng, cứ đốt nhiều “nhà” là chuyện kinh doanh địa ốc sẽ phát! Những kẻ nào muốn phát lộc hay muốn ra oai với bạn hàng thường tổ chức cả một buổi lễ đốt hàng mã. Trong cuộc lễ đó, một bà đồng sẽ được mời về và qua sự “nhập hồn” của mình, bà ta sẽ phân phát những món quà ”khói lửa mù mịt ấy” đến từng địa chỉ “cụ thể” ở nơi cõi âm để không ‘‘ngài nào” mà không nhận được quà! Mỗi cuộc “đốt tiền” ấy cũng mất khoảng 4 đến 5 triệu!



    Thường thường, vào các dịp lễ hội, các bà đồng thường không chịu nhận những khoản lễ nhỏ như ngày thường. Các bà đồng tự “ra giá” một buổi lên đồng của mình và bao giờ khách gom đủ tiền thì mới nhập hồn. Việc đốt vàng mã trong những buổi lên đồng càng nhiều càng tốt vì các bà đồng vừa muốn tạo ra sự thần bí vừa muốn khói hương che bớt những nét mặt lừa dối của họ.



    Nạn đốt hàng mã để cầu lợi dẫn đến nhiều biến thái rùng rợn khác trong đời sống xã hội. Do cái tâm lý rằng cứ “đốt tiền” “đốt của” cúng cõi âm thì “xin” gì cũng được đã khiến nhiều người mụ mẫm không kiểm soát nổi ý chí. Chị Nguyễn Thị Thu ở Kim Liên (Hà Nội) làm nghề thợ may. Chị đã bốn mươi tuổi, cái tuổi ấy nếu chưa có một người đàn ông trong đời thì bạn cũng hiểu được nỗi khao khát cháy bỏng về một gia đình con con của chị ấy. Chị Thu yêu một chàng trai người Thanh Hoá kém mình mười tuổi. Chị chăm nom cho anh ta, mua xe máy, vi tính, điện thoại di động... cho chàng và chỉ mong chàng bền chặt mãi mãi với mình. Sau khi thấy sự khờ khạo của chị không còn sinh lợi cho mình nữa, anh ta lảng dần.



    Đau khổ đủ đường, chị quyết tâm giữ người yêu bằng đủ mọi cách mà đủ loại thầy bói bầy cho. Cuối cùng, sau một cái lễ “khá trọng” bà đồng khuyên chị nên lấy một cái áo cũ của anh ta lồng vào áo cũ của mình rồi đắp vào mặt người chết một ngày. Làm được điều đó thì chắc chắn anh ta sẽ quay về với chị. Người đàn bà muộn chồng mụ mẫm nghe lời khuyên. Chị ta không đủ can đảm đắp vào mặt người chết mà “chỉ” dám đặt hai cái áo vào khoang ướp xác ở nhà tang lễ Phùng Hưng. Sau khi đốt hai cái áo đó, kẻ phụ tình thì chẳng thấy quay về mà chị chỉ gặp những giấc mộng kinh hoàng.



    Hiện nay, các bà đồng cốt còn có cách bầy cho những chàng trai những cô gái bị thất tình những “ma thuật” cũ kỹ của Bạch Liên Giáo xưa kia. Đối với những người thất tình thì cái gì họ cũng sẵn sàng “bíu” vào dù đó chỉ là một ngọn cỏ, và hi vọng rằng ngọn cỏ đó sẽ đưa họ trở về mối duyên âu yếm xưa. Họ được bầy cách làm hình nộm giống người phụ tình mình và nếu có ảnh cho vào trong thì càng tốt. Những đồ dùng, những món ăn sở thích của những ngưòi đó cũng được mô phỏng.



    Để tăng thêm sự quả quyết và hào phóng của khách hàng khi trả tiền công cho mình, các bà đồng “dậy” khách rằng phải nhỏ vào đống lửa đang cháy mù mịt kia một giọt máu tươi của mình. Một giọt máu thật quý giá nhưng nếu mất một giọt mà tìm lại được người mình sẵn sàng hy sinh cả đời thì ai còn do dự! Tuy nhiên, kết quả như thế nào thì chúng ta có thể đoán ra ngay. Hậu quả của những cuộc đốt hàng mã, gọi hồn, tìm hồn, tìm tình như thế khiến cho nhiều người tin rằng “cõi âm” mù mịt nào đó quyết định cả vận mệnh của họ.



    Mỗi năm chúng ta “đốt” hàng trăm tỷ đồng cộng với hàng triệu công lao động vô ích. Tuy nhiên, sự mất mát về vật chất có thể bù đắp được nhưng nếu cái ý thức “lệ thuộc” vào cõi âm tiếp tục ảnh hưởng vào đời sống xã hội thì đó sẽ là sự mất mát không thể nào đắp nổi. Nạn đốt vàng mã chỉ làm cho con người trở nên lo âu và lười biếng hơn, chỉ có những bà đồng, thầy bói... là những kẻ lợi dụng sự nhẹ dạ của những số phận không may mắn là những kẻ hưởng lợi từ những ngọn khói đen đúa, phù du đó.



    Những ‘‘đường dây âm phủ”



    Tục đốt hàng mã có từ thời xa xưa và nó không chỉ gắn liền với các cư dân lúa nước như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Họ cho rằng phong tục đốt hàng mã ở Việt Nam bắt nguồn từ khi Đạo Lão (nhất là phái Bạch Liên Giáo) truyền vào nước ta. Các phù thuỷ thường đốt những hình nộm như một thứ răn đe, trấn áp kẻ khác, khiến cho kẻ khác buộc phải vâng lời mình.



    Nhưng đó chỉ là một giả thuyết không chắc chắn vì tục đốt hàng mã gắn liền với cư dân trồng lúa nước. Do mùa màng phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết nên sau khi thu hoạch, những người nông dân thường làm những hình nộm biểu trưng cho hạn hán, lụt lỗi, sâu bệnh... và làm lễ đốt đi. Hơn nữa do nhu cầu vệ sinh, những gia đình có người đổ bệnh lâu ngày nằm một chỗ, khi người đó mất đi, gia đình sẽ đem toàn bộ giường chiếu, đồ dùng cá nhân của người đó đem đốt sạch.



    Dần dần có một số kẻ đã nắm lấy phong tục này để trục lợi. Nạn đốt hàng mã tràn lan khắp nơi, mồng một ngày rằm đốt, ngày xấu đốt, giỗ chạp đốt, đi chùa đốt, đi vay lộc đầu xuân càng đốt nhiều...



    Nghề hàng mã bây giờ cũng không chỉ là lao động thô sơ mà cũng đòi hỏi sự khéo léo. Một lần có khách vào cơ sở hàng mã ở làng Cót, để đặt cho con gái mới mất của mình một bộ quần áo. Khách sẵn sàng trả nhiều tiền nhưng với điều kiện dáng áo phải mốt, đường chỉ may phải chìm. Loay hoay mãi không làm được theo lời khách yêu cầu, chủ xưởng đành mang ra nhờ cô hàng may đầu ngõ may hộ. Cô ta không nhận nhưng do được trả công cao nên cũng liều một lần. Dần dần, ban ngày cô may quần áo người dương, ban đêm may quần áo người âm. Cho đến khi khách trần phát hiện ra điều đó liền không đến quán của cô nữa, cô chính thức trở thành ‘’thợ bậc 7/7’’ của cơ sở sản xuất hàng mã đó.



    Ở Cầu Giấy (Hà Nội) có những gia đình mở xưởng làm hàng mã ngay tại nhà. Trẻ nhỏ trong gia đình đó lớn lên suốt tuổi thơ của mình trong một thế giới hư hư thực thực, xanh xanh đỏ đỏ. Điều đó có tác hại rất lớn đến tâm lý của trẻ nhưng những người lớn không hiểu ra điều đó.



    Nạn hàng mã lan tràn phần lớn do tệ nạn bói toán, mê tín dị đoan. Nếu như không bảo “khổ chủ” đốt một cái gì đấy thì hoá ra “phép” của mình không thiêng và không tổ chức lễ, tổ chức đốt hàng mã thì lấy tiền công bằng cách nào. Thế cho nên hầu hết các bà đồng cốt, thầy bói, tướng số đều khuyên “khổ chủ’ phải làm lễ, không to thì vừa vừa để đốt quần áo xuống cõi âm mù mờ nào đấy. Họ khuyên “khổ chủ” những điều hết sức phi lý nhưng vẫn có rất nhiều người tin.



    Chị Nguyễn Thị Láy ở Chương Mỹ, Hà Tây cùng với con trai vòng đi vòng lại nhiều lần ở Hàng Mã mà không chọn được chiếc xe nào vừa ý cho đứa con vừa chết vì đua xe. Vợ chồng chị bán hàng ở chợ, cuộc sống gia đình yên ổn cho đến một ngày đứa con trai lớn bỏ học đi theo chúng bạn đua xe. Đứa thứ hai cũng noi gương anh. Chị vừa khóc vừa nói với chủ hàng “Thằng bé nhà em thích xe xịn cơ, mấy cái xe này cổ quá rồi. Chị có kiểu nào khác không”. Đứa con giằng lấy: Để con vẽ mẫu cho. Nó vẽ xong rồi đưa cho mẹ xem ‘’Đấy, mai kia mà con cũng theo anh con thì mẹ đặt cho con một cái giống như thế này”. Người mẹ bật khóc to nhưng vẫn lấy tiền ra đặt ‘‘xe”.



    Đối với hầu hết chúng ta, thì cuộc sống thực này là duy nhất, cõi âm chỉ là một sự tưởng tượng mơ hồ nào đó. Nhưng nếu có một vài người mê tín thì họ cũng phải hiểu rằng chẳng nhẽ họ vẫn tiếp tục muốn con mình ‘’đua”xe dưới âm phủ ư! Hành động đi đặt mua xe âm phủ của người mẹ mê muội, đáng thương chỉ càng làm cho đứa con còn sống hư thêm. Và không chỉ mình bà mẹ ấy hành động khờ dại như thế. Theo như những người bán hàng cho biết, thì nhiều gia đình nào có con chết vì đua xe vẫn đến đặt ‘’xe đua xịn” đốt cho con khỏi buồn! Điều có ích nhất trong những hành động tín ngưỡng chính là răn dậy người sống theo những điều tốt đẹp. Các bà mẹ xin hãy lưu tâm đến những đứa con còn đang sống bên mình.



    Ngày tết, ngày lễ... chúng ta chỉ cần thắp một nén nhang thơm vọng nhớ đến tổ tiên, đến những người đã khuất. Bạn nên hiểu rằng trong sự thành kính cũng như trong tình yêu, hành động càng đơn sơ thì tình cảm càng chân thành, mãnh liệt. Đó là một nét văn hoá thanh khiết, nguyên khôi của tinh thần Việt.


  2. #2
    boylambieng
    Guest
    Tục làm hàng mã đã có từ lâu lắm rồi, ban đầu khoa học chưa phát triển, người ta quan niệm rất đơn sơ là vật nào có chủ nấy và nếu xài đồ của người chết thì người chết sẽ hiện hồn về đòi hay gây ra bệnh dịch,tai họa để trả thù chính vì thế mới có tục chôn theo cả vật dụng theo người đã chết.Hình như vào thời ban sơ dân tộc nào cũng nghĩ vậy :TQ,Ai cập....chứ không riêng nước mình
    Sau vì thấy chôn đồ thật thì rất là lãng phí cho nên người xưa đã làm hàng nhái hàng giả để thay thế cho đồ thật ví dụ như thay vì chôn chiếc nhẫn bằng vàng họ chôn chiếc nhẫn khác giống như vậy nhưng làm bằng đồng, hay cũng là chiếc nhẫn bằng vàng nhưng kém tinh xảo hơn và nhỏ hơn
    sau nữa thấy làm như thế cũng còn lãng phí cho nên ông cha ta thay tất cả bằng giấy gọi là tượng trưng và như thế tục làm hàng mã ra đời
    Từ việc chôn đồ thất đến việc đốt hàng mã là một bước phát triển kéo dài cả ngàn năm và hiện nay đã ăn sau vào tâm thức của rất nhiều người.Một số người dù hòan tòan tin vào khoa học nhưng họ vẫn đốt hàng mã như là một cách thức đễ thõa màn nhu cầu tinh thần cũng giống như trước khi ta đi thi thì thường hay cầu xin ông bà phù hộ vậy
    Mà các bạn đã biết nhu cầu tinh thần thì vô cùng cho nên việc cấm mê tính dị đoan bằng mệnh lệnh hành chính là rất khó, phương hữu hiệu nhất là phát triễn tuyên truyền để thay đổi cách nhình cánh nghĩ thôi

  3. #3
    five's Avatar

    Join Date
    Jan 2003
    Location
    Đà Nẵng
    Posts
    380
    Với xã hội như bây giờ thì phong tục này chắc ngày càng nhiều hơn ,adminquochuy có thâý những nhà giàu bây chừ mới nỗi bật trong công việc tín ngưỡng như vậy ,họ có thể bỏ ra mâý triệu để cúng , chứ còn nhưng người kô...thì chỉ làm qua loa như cha ông ta thường làm cho những ngày dỗ,chứ lâý đâu ra tiền để đốt như vậy.Tóm lại những phong tục của người dân VN rất đơn giản và mang sắc thái cha ông,chỉ có nhưng người khá dã mới có thể làm cho những phong tục đơn giản âý ngày càng lưu mờ và phức tạp.Vì quá mê tín nhị đoan, mong cho người thân của mình dưới cõi âm được sung sướng và tin vào những chuyện kô hề có như tin sẽ có quỷ thần....
    hoquyphung84@yahoo.com
    Ta đây tên là Five, nên bà con hay gọi chú Five... chú Five... Xin mới đến với quầy xem bói của chú Five... để được nghe qua vài câu phán xét về tính cách qua Tên của bạn nhằm lấy hên đầu năm mới... Xin mời!

Similar Threads

  1. Yêu thương theo lời Phật dạy
    By khucthuydu in forum Nghệ thuật sống của đời
    Replies: 1
    Last Post: 13-03-10, 11:37 AM
  2. có nên yêu theo phong trào không ??!!!
    By lisaqn in forum Khi bạn đã quyết định đeo gông dzào cổ
    Replies: 10
    Last Post: 01-06-04, 08:03 AM
  3. theo bạn, tôi phải làm sao đây!!!
    By langtu in forum Khi người thân là nỗi đau của cả gia đình...
    Replies: 17
    Last Post: 12-01-04, 10:54 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •