Results 1 to 5 of 5

Thread: Chuyên Mục Hiv / Aids

  1. #1

    Post Chuyên Mục Hiv / Aids

    Tới nay HIV/AIDS đã trở thành đại dịch lan truyền tới hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới, bệnh lan truyền lặng lẽ nó lây từ người này sang người khác, từ làng này sang làng khác từ nước này sang nước khác không có biên giới bởi con người đi tới đâu thì vi rut HIV đi tới đó.

    Tại Việt Nam HIV/AIDS đã có mặt tại hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước không kể đó là thành thị hay nông thôn. Chính vấn đề này đang thực sự trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và vác xin phòng bệnh, cho nên một khi mắc bệnh thì chắc chắn dẫn đến cái chết. Tuy vậy, việc phòng tránh HIV/AIDS lại không khó nếu mọi người có kiến thức đầy đủ và hành vi an toàn tự bảo vệ mình và bảo vệ cho cộng đồng.
    Trong trang này Tuvantuoihoa xin cung cấp cho các bạn một số kiến thức cũng như cách phòng tránh HIV/AIDS.

    HIV là gì?
    Tại sao lại gọi là AIDS
    Những đường lây truyền HIV/AIDS
    Lây hay không lây HIV/AIDS qua tiếp xúc thông thường ?
    Làm thế nào để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
    Phòng tránh HIV như thế nào?
    Trong trang này Tuvantuoihoa xin cung cấp cho các bạn một số kiến thức cũng như cách phòng tránh HIV/AIDS.

    HIV là gì?
    Tại sao lại gọi là AIDS
    Những đường lây truyền HIV/AIDS
    Lây hay không lây HIV/AIDS qua tiếp xúc thông thường ?
    Làm thế nào để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
    Phòng tránh HIV như thế nào?

    HIV là gì?


    HIV là cụm từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh human immunodeficiency virut có nghĩa là vi rút


    gây suy giảm miễn dịch ở người.

    “Ở người” vì vi rút này chỉ gây bệnh ở người.
    “Suy giảm miễn dịch” vì hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bị vi rút này làm suy yếu.
    “Vi rút” vì giống như các loại vi rút khác, HIV là một loại vi sinh vật, xâm nhập vào các sinh vật sống sử dụng các sinh vật này để tự nhân bản.

    Nhiễm HIV điều này có nghĩa là nếu bạn nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của bạn sẽ bị suy yếu. Đó là vì: Cơ thể bạn có hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật…gây bệnh có trong môi trường để duy trì sự sống. Trong hệ thống này, bộ phận chủ chốt là đội quân các bạch cầu, nhưng HIV lại tấn công gây tổn thương và tiêu diệt các tế bào bạch cầu. Đó là lý do tại sao người nhiễm HIV thường bị các bệnh do các vi sinh vật mà người không bị nhiễm HIV thường vượt qua. Các vi khuẩn, vi nấm, các vi rút và các ký sinh trùng nhân “cơ hội” hệ miễn dịch bị suy giảm xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Các bệnh do chúng gây ra được gọi là các “nhiễm trùng cơ hội”, và các bệnh này có thể làm cho người nhiễm HIV tử vong.

    Sự phá hoại này diễn ra âm thầm trong thời gian dài. Do vậy nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khoẻ mạnh bình thường, người khác không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh nên dễ vô tình truyền HIV cho người khác.

    Tại sao lại gọi là AIDS


    AIDS được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh (Acquiret Immune Deficeency Syndrom) có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV khi khả năng chống bệnh tật suy yếu đến nỗi cơ thể bị các thứ bệnh hoành hành, điều trị không khỏi được.

    Từ khi nhiễm HIV cho đến khi phát triển thành AIDS, có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm, tuỳ thuộc vào hành vi nguy cơ của từng người. Nếu như giai đoạn nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện bệnh, thì giai đoạn AIDS xuất hiện các triệu chứng như: Sụt cân nhiều, ho kéo dài, ỉa chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở…Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như Lao, viêm phổi, các bệnh phụ khoa....tất cả các bệnh này gọi là bệnh cơ hội, bởi chúng là thủ phạm đưa đến cái chết cho người bị bệnh.

    Những đường lây truyền HIV/AIDS



    HIV lây truyền qua ba đường:

    Qua đường tình dục.
    Qua đường máu.
    Từ mẹ sang con.

    1. Qua đường tình dục

    Quan hệ tình dục với người nhiễm HIVsẽ có nguy cơ nhiễm HIV nếu không dùng bao cao su.

    HIV lây truyền qua tất cả các cách giao hợp (giao hợp qua âm đạo – dương vật; miệng – cơ quan sinh dục; dương vật – hậu môn), nhất là cách giao hợp gây ra xước nhiều. Càng quan hệ tình dục với nhiều người càng dễ bị nhiễm HIV, vì chúng ta không thể nhận biết ai là người bị nhiễm HIV.

    Do HIV có rất nhiều ở trong máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo, do vậy trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau nên cách lây xảy ra như sau:

    Đối với phụ nữ, virut HIV chui xuyên qua các vết xước rất nhỏ trên âm đạo được tạo ra khi giao hợp.
    Đối với nam giới, virut HIV chui xuyên qua các vết xước rất nhỏ trên phần đầu của dương vật, hay qua niêm mạc ở lỗ dương vật, hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

    Tương tự như vậy, virut đi xuyên qua các vết lở, xước, vết chảy máu, chỗ rách khi quan hệ tình dục qua miệng - cơ quan sinh dục và tình dục dương vật - hậu môn.

    Sự có mặt của các bệnh truyền nhiễm cũng làm cho cơ thể của nam và nữ dễ bị nhiễm HIV hơn. Nếu một người bị mắc bệnh Lây qua đường tình dục, nguy cơ bị nhiễm hoặc làm lây truyền HIV sẽ tăng lên đáng kể, do những bệnh này thường có viêm, loét.
    So với nam giới, phụ nữ dễ bị nhiễm HIV hơn vì:
    Do cấu trúc giải phẫu, niêm mạc âm đạo có diện tiếp xúc rộng, phụ nữ là người nhận tinh dịch.
    Các bệnh viêm nhiễm, bệnh Lây qua đường tình dục ở phụ nữ thường mãn tính, do vậy tại âm đạo có nhiều vết viêm loét, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.
    Phụ nữ thường thụ động trong quan hệ tình dục nên không chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống HIV.
    Do người phụ nữ thường mang thai, sinh nở, nạo, hút thai. Do vậy dễ tiếp cận với dịch vụ truyền máu không sàng lọc HIV, các dụng cụ y tế nhiễm bẩn không đảm bảo vô trùng như: Dao mổ, kẹp thai, kéo, panh, và dụng cụ tiêm truyền ...dùng để tiêm thuốc, lấy máu, thăm khám hoặc phẫu thuật đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
    Do phụ nữ hay tiếp cận với các dịch vụ thẩm mỹ không an toàn như: Lột da mặt, xăm mắt, môi, xâu tai....nên cũng dễ có cơ hội bị nhiễm.

  2. #2
    Nguy cơ dễ nhận nhưng không biết?

    Sử dụng rượu và ma tuý cũng làm cho người ta dễ bị nhiễm hoặc làm lây truyền HIV. Điều này không phải vì trong rượu hay ma tuý có HIV-nhưng khi sử dụng chúng, người ta không thể suy nghĩ một cách tỉnh táo và dễ dàng có hành vi nguy cơ đặt họ trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Đối với vấn đề lây nhiễm HIV, vấn đề là ở chỗ, khi uống rượu người ta dễ có những quyết định không tốt. Rất có thể sau khi uống rượu, được “ma men” chỉ lối dẫn đường phổ biến nhất là quan hệ tình dục không an toàn, nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm-ngay cả khi biết rõ gái mại dâm có thể bị nhiễm HIV.

    2. Qua đường máu

    Máu và các chế phẩm từ máu (như hyết thanh, huyết tương) có thể cứu sống con người nhưng nếu máu đó không được sàng lọc hay xét nghiệm kiểm tra HIV, các vi rút viêm gan, sốt rét hoặc những yếu tố vi sinh khác một cách cẩn thận thì người được truyền máu có thể bị nhiễm một số bệnh trong đó có cả HIV nếu truyền máu và các chế phẩm từ máu của người nhiễm HIV bởi đây là con đường lây nhiễm trực tiếp đáng sợ nhất!.

    Hoặc HIV cũng không ngần ngại tấn công chúng ta nếu ai đó dùng chung bơm kim tiêm, kim truyền không được khử trùng hoặc khử trùng không sạch với người mang HIV. Kim tiêm tĩnh mạch được sử dụng để lấy máu , để truyền dịch hoặc đưa thuốc vào cơ thể bởi nhiều người trong chúng ta được tiêm, truyền tại những nơi không phải là các phòng khám hay bệnh viện.

    Ngoài ra kim tiêm còn được dùng để tiêm chích ma tuý bất hợp pháp, đây là hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Những người tiêm chích ma tuý không những làm lây truyền HIV cho những người sử dụng ma tuý khác mà còn làm lây cho vợ, các bạn tình của họ. Nếu những người phụ nữ đó mang thai thì có thể lây truyền HIV sang cho con.

    Hiện nay việc các bạn trẻ của hai giới quan tâm nhiều hơn về cách làm đẹp cho mình như xăm mắt, xăm môi, cắt mí, xăm hình, xâu tai, cắt tỉa móng tay, chân…nhưng các bạn đâu nghĩ rằng nguy cơ lây nhiễm HIV luôn rình rập nếu những dụng cụ cắt, tỉa, xuyên chích qua da đó là dụng cụ dùng chung hoặc không được xử lý vô trùng với người nhiễm HIV? Thật là sợ đúng không bạn, đây cũng là con đường lây nhiễm HIV “êm dịu” và bất ngờ nhất đấy!

    Một nguy cơ nữa mà chúng tôi muốn nhắc tới cho dù nó không phải là cách nhiễm bệnh thường gặp, nhưng tiếp xúc với máu hoặc các dịch lỏng từ các vết thương của người nhiễm HIV là một nguy cơ nữa lây truyền bệnh HIV. (Ví dụ như máu hay chất dịch của người bệnh tiếp xúc các vết cắt, hay vết thương trên người bạn).

    3. Từ mẹ sang con





    Ai trong chúng ta cũng ao ước mình có một gia đình hạnh phúc với những đứa con kháu khỉnh khoẻ mạnh. Nhưng ngay từ bây giờ khi còn ở lứa tuổi “teen”, các bạn trẻ chúng ta không “đề phòng” nguy cơ lây nhiễm HIV qua các đường lây truyền trên thì rất dễ dẫn đến nguy cơ cuối cùng này, đó là lây nhiễm từ mẹ sang con bởi HIV có thể lây truyền qua quá trình mang thai, lúc sinh, hoặc cho con bú. Đường lây truyền này còn được gọi là “lây truyền dọc”, do thay vì lây truyền từ người này sang người khác, vi rút lại lây truyền xuống theo “chiều dọc” từ mẹ sang con. Khoảng một trong 3 đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ có HIV sẽ bị nhiễm vi rút trong thời gian mang bào thai, lúc sinh hoặc cho con bú.

  3. #3
    Lây hay không lây HIV/AIDS qua tiếp xúc thông thường ?


    Như chúng ta đã biết đường lây truyền HIV chủ yếu là qua 3 con đường đã nêu ở trên, nhưng do “thần hồn nát thần tính” nên đều e ngại trong mọi hoạt động cũng như giao tiếp với người nhiễm HIV, bởi các bạn không hiểu rằng HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường. Tại sao lại như vậy?

    Vì HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này yếu và chỉ có thể sống được trong các dịch cơ thể. Nó chỉ lây truyền khi chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV vào cơ thể của người khác. Đây là lý do tại sao qua tiếp xúc thông thường với người nhiễm HIV không bị lây truyền vi rút. nếu không số người nhiễm HIV đã lớn hơn rất nhiều.

    Trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày các bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình, các y tá, bác sĩ, giáo viên… đều đụng chạm vào những người nhiễm mà vẫn không bị nhiễm HIV(Những người sống và làm việc cùng với người nhiễm HIV không bị lây vi rút HIV trừ khi họ có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với những người này).

    Vi rút HIV không lây qua nắm đấm cửa, máy tính, điện thoại, tiền bạc hay bất cứ vật dụng gì mà người nhiễm HIV tiếp xúc.

    HIV không lây truyền qua việc ôm, hôn, nắm hoặc bắt tay, khiêu vũ, sử dụng chung nhà vệ sinh, tắm chung bể bơi hay ăn thức ăn do người nhiễm HIV nấu. Nhiều người đã ăn chung bát đĩa, dùng chung khăn mặt, ga trải giường mà vẫn không bị nhiễm HIV.

    Chưa một ai bị nhiễm HIV do bị dính nước mắt, hắt hơi hay dính nước bọt.

    Muỗi đốt, đỉa cắn cũng không làm lây truyền HIV vì:

    Các loại côn trùng hút máu chỉ hút chọn lọc hồng cầu, trong khi đó HIV lại nằm tại bạch cầu. Các loại côn trùng hút máu không thổ ngược máu từ dạ dày ra khi tiếp tục hút máu người khác vì giữ thực quản và dạ dày có van một chiều không cho máu trào ngược ra.

    HIV không sống được trong dạ dày các côn trùng hút máu nên không ra được tuyến nước bọt của chúng.

  4. #4
    Phòng tránh HIV như thế nào?


    Vi rut HIV rất dễ lây, nhưng chúng ta có bị lây hay không tuỳ thuộc vào nhận thức của bạn và thái độ của bạn đối với HIV/AIDS. Nếu sự nhận thức và thái độ của bạn đúng và bạn biết sử dụng các phương pháp phòng ngừa, thì bạn không có nguy cơ nhiễm bệnh.

    Ngược lại nếu bạn không có thái độ đúng đắn và không có sự nhận thức đầy đủ về các phương pháp phòng ngừa thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao.

    HIV/AIDS có thể được đề phòng thông qua các bước rất đơn giản:

    Phòng nhiễm HIV lây qua đường tình dục
    Không quan hệ tình dục - Là cách an toàn nhất bảo vệ bạn không những tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS mà còn có thể giúp bạn tránh lây nhiều bệnh khác.
    Thực hiện cuộc sống tình dục lành mạnh, chung thuỷ với một bạn tình duy nhất - Là lá chắn ngăn chặn HIV và các bệnh tật khác bảo vệ cho bạn có sức khoẻ tốt và có cuộc sống lứa đôi hạnh phúc.
    Thực hiện các hành vi tình dục an toàn hơn hoặc áp dụng kiểu tình dục không thâm nhập - tức là chỉ vuốt ve âu yếm.
    Luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
    Tăng cường dịch vụ khám chữa bệnh lây qua đường tình dục có hiệu quả.

    Phòng nhiễm HIV lây qua đường máu
    Đảm bảo truyền máu an toàn, sàng lọc người cho máu và sàng lọc các túi máu trước khi truyền.
    Chỉ truyền máu khi thật cần thiết.
    Thực hiện truyền máu tự thân hoặc truyền máu từng phần.
    Vận động hiến máu nhân đạo từ nhóm người có nguy cơ lây nhiễm thấp.
    Thực hiện vô trùng, tiệt trùng trong y tế nhất là các dụng cụ lấy máu, các dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ hồi sức như các ống thông, ống dẫn lưu, ống nội khí quản, dụng cụ chữa răng…
    Áp dụng các biện pháp dự phòng trong môi trường chăm sóc như đeo găng khi có tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh.
    Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ gây mất máu phải truyền máu.
    Không tiêm chích ma tuý.
    Hạn chế thuốc tiêm, khuyến khích dùng thuốc uống.
    Sử dụng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ đi.
    Không dùng chung bơm kim tiêm.
    Thực hiện vô trùng các dụng cụ xuyên chích qua da đúng phương pháp bằng cách:
    Đun sôi 20 phút kể từ lúc sôi.
    Sát trùng bơm kim tiêm với dung dịch sát trùng.

    Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
    Xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi kết hôn, khi quyết định có thai và khi có thai.
    Người nhiễm HIV/AIDS không nên lập gia đình.
    Người nhiễm HIV/AIDS nếu lấy vợ, lấy chồng thì phải dùng bao cao su trong quan hệ tình dục, đề phòng có thai và lây nhiễm HIV cho nhau.
    Người nhiễm HIV không nên có thai để tránh rủi ro sinh ra một đứa trẻ nhiễm HIV. Nếu muốn để đẻ con thì người phụ nữ mang thai phải đến cơ sở sản khoa để được theo dõi, tư vấn để có thể được điều trị thuốc AZT nhằm giảm tỷ lệ lây truyền sang con.
    Sau khi sinh con người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú sữa mẹ. Nếu không có khả năng nuôi trẻ bằng sữa thay thế, có thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đó cai sữa và cho ăn sam.


    Làm thế nào để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?

    Ai, khi nào nên được đề nghị làm xét nghiệm máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS hay không?

    Nhiều bạn nghĩ rằng, chỉ có những người sử dụng ma tuý, tham gia các hoạt động tình dục cần lo lắng về HIV/AIDS, trong khi những người khác sẽ không phải lo sợ. Điều này là không đúng!!! Đúng là những người tiêm chích ma tuý, mại dâm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS. Song, bất kỳ ai khi quan hệ tình dục với người đã nhiễm bệnh mà không dùng bao cao su, đều có nguy cơ mắc bệnh.

    Mỗi người có một nguy cơ nhiễm HIV khác nhau, do vậy việc tự mình đánh giá nguy cơ sẽ giúp bạn quyết định có làm xét nghiệm HIV hay không, thông qua bảng hỏi bạn sẽ có câu trả lời cho mình.
    Trong thực tế, HIV/AIDS có ảnh hưởng đến mọi người. Nó có thể lây truyền từ nam sang nữ và từ nữ sang nam.

    Vi rút cũng có thể lây giữa những người nam và giữa những người nữ qua quan hệ tình dục đồng giới. Một người có thể nhiễm HIV từ bạn tình có bề ngoài khoẻ mạnh nhưng đã nhiễm HIV….

    Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV chứ không chỉ người hành nghề mại dâm hay người sử dụng ma tuý. Vi rút có thể tấn công bất cứ người nào dù cao lớn, to béo hay bé nhỏ xấu xí hay xinh đẹp, già hay trẻ, da trắng hay da màu….Có thể những người nhiễm HIV/AIDS là người hàng xóm của bạn, bạn học của bạn, bạn đời của bạn, người thân, và ngay cả chính bạn.

    Hãy nhớ, HIV/AIDS là vô biên, không phân biệt màu da, tuổi tác, nghề nghiệp, tiền bạc hay giới tính.

    Người nhiễm HIV/AIDS là những người bình thường, có thể được yêu thương, và là người tốt như bạn. Chính vì vậy HIV không phân biệt bạn là ai, mà chỉ quan trọng là bạn có hành vi nguy cơ nào.

  5. #5
    P/S : nguồn sưu tầm- đã chon lọc lại và bỏ qua những đoạn không cần thiết!!

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •