Các thông tin cơ bản về MT trong DD đã có nhiều nhưng mình xin post tại đây 1 bài từ tạp chí Ephata Việt Nam số 7 để các bạn tiện tra cứu ,đỡ mất thời gian tìm kiếm :

I. Tình Hình Chung:

Theo WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới), hiện có 50 triệu người nghiện Ma Túy. Trong đó gồm 6 triệu nghiện Cocaine; 5 triệu nghiện thuốc phiện; 30 triệu chơi Cần Sa; và 9 triệu dùng thuốc ngũ và an thần. Riêng ở Việt Nam, theo Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội, con số là 183.000 người nghiện, gồm các thành phần: 70% ở độ tuổi thanh thiếu niên; 80% nghiện nặng; 85,5% có tiền án, tiền sử. Theo Bộ Giáo Dục Ðào Tạo, tháng 8.1998 có 2.837 học sinh, sinh viên nghiện Ma Túy.

Tại Sài-gòn, 7.1997, số người nghiện công an nắm được là 4.500. Ðến 7.1998, con số tăng lên 10.038, bao gồm 81% ở độ tuổi dưới 30. Thực tế ước tính Sài-gòn có khoảng 20.000 người nghiện.

Tại trung tâm Bình Triệu, 1996 chỉ có vài chục thanh thiếu niên. Ðến 1997, có hơn 1.200 thanh thiếu niên ở độ tuổi dưới 25. Ðến 6 tháng đầu năm 1998 đã có hơn 2.600 thanh thiếu niên, chiếm 72% số người có tiền sử cai nghiện, trong đó có 116 sinh viên. 10 - 20% thanh thiếu niên nghiện chích Heroine có HIV (+) chiếm hơn 3% tổng số thanh thiếu niên cai nghiện. Theo số liệu của công an, 9.1998 thành phố có 632 khu vực liên quan đến mua bán, tổ chức hút chích Ma Túy.

II. Nguồn Gốc Của Ma Túy:

- 4000 năm trước công nguyên, người ta đã biết đến cây Thuốc Phiện (ả phù dung, anh tử túc, á phiện...) hay cây Thẩu (Papaver Somniferum) nhưng mãi đến thế kỷ 17, người Châu Âu mới biết được tác dụng trị bệnh của thuốc phiện (giảm đau, giảm ho, cầm tiêu chảy...)

- 2700 năm trước công nguyên, Cần Sa được mô tả trong "Bản Thảo Cương Mục" của vua Thần Nông (Trung Quốc). Nhưng trước đó, người ta đã dùng làm thuốc hút, hít, uống để có được ảo giác do Cần Sa gây ra. Y học dân gian thì dùng Cần Sa để giảm đau, giảm ho, giảm cơn suyễn, chống co giật. Tây y thì dùng một hoạt chất của Cần Sa là -9 (Tetrahydro Canna Biol = -9 THC) làm thuốc an thần, chống nôn ói cho người bệnh ung thư. Cần Sa (gai dầu, gai mèo, lanh mèo, đại ma, bồ đà): Cannabis Sativa L.

- Từ xa xưa, người dân Nam Mỹ đã nhai lá Coca với vôi để cảm thấy không đói, không mệt. Ngày nay, Tây y dùng Cocaine làm thuốc tê trong tai mũi họng, răng miệng, Cây Coca: Erythroxlon Coca. Cocaine được chiết xuất từ lá Coca vào năm 1855.

- Ðược tổng hợp: Amphetamin (1887); LSD - Acid Lysergic (1938); Pethidine (1939)...

III. Nghiện Là Gì?

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa từ năm 1957, nghiện là: "trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lập đi lập lại một hay nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện ham muốn không tự kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và thường thường cả thể chất và có hại cho chính người nghiện và xã hội".

IV. Ma Túy Và Chất Gây Nghiện:

Từ Hán Việt: "Ma" là làm cho tê liệt. "Tuý" là làm cho say sưa. Chất gây nghiện có tác hại nghiêm trọng nhất là gây lệ thuộc cả tâm lý và thể chất.

A. Ma Túy:

1. Thuốc phiện:

Nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện. Thuốc phiện sống là nhựa được phơi khô, đóng gói. Thuốc phiện chín là khi dùng nước nóng để chiết xuất thuốc phiện sống, lọc lấy dịch lọc, nấu sôi cho cô đặc lại. Sái thuốc phiện là tàn còn sót lại sau hút. Người nghiện pha vào nước nấu sôi lên để chích. Trên Thị trường, thuốc phiện được đóng gói, bánh màu nâu đen cánh gián hoặc dạng nước, vô bao ny long. Ống hút sử dụng: hút tẩu, chích, nuốt, uống (thầu).

2. Morphine:

Ðây là hoạt chất chính của thuốc phiện. Dạng bột: kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng và chua dể chuyển màu xám dưới ánh sáng và không khí. Dạng nước: không màu, có mùi khai của Amoniac. Dạng viên: Morphine Sulfate (Moscontine) thực chất là thuốc tây trị đau ở người bệnh ung thư, còn để điều chế Apo Morphine gây nôn ói khi ngộ độc. Một tấn thuốc phiện chín có thể điều chế được 50 -70 kg Morphine.

3. Heroine:

Còn gọi là hàng trắng, bạch phiến, xì ke (Scag) được tổng hợp từ Morphine. Heroine có dạng bột trắng, dễ hút nước, được gói trong giấy bạc thành viên nhỏ, vô túi nylon nhỏ thành tép hàn kín. Heroine được sử dụng: hút (trộn với thuốc lá), hoặc hít (để lên tờ giấy bạc, hơ lửa cho Heroine bốc khói và hít khói; nặng hơn thì không cần hơ mà hít thẳng vào mũi); hoặc chích: pha vào nước chích vào tĩnh mạch hay động mạch. Sau thời gian hút thường người nghiện đổi sang chích để "phê" hơn và thơm mùi nhãn ở miệng và mũi.

4. Cocaine:

Ðây là hoạt chất trích từ lá cây Coca dạng bột trắng, tơi xốp như bông tuyết, mượt mà; tinh thể nhỏ, sáng bóng, kết thành khối cuội nhỏ. Còn được gọi là Crack, Ice, hay "Morphine nhận tạo". Cocaine có tác dụng giống Morphine nhưng không chế biến từ cây thuốc phiện, mà được tổng hợp thành Pethidine (meperidine, Dolosal, Dolargan...) có tác dụng giảm đau, chống co giật, êm dịu thần kinh như các loại Demerol, Methadone...

B. Các Chất Gây Sơ Giác:

Cần Sa (Bồ Ðà - Cannabis) chia làm 2 loại: Marijuana, Kif, Bham; và Hashish. Cần Sa giống sợi thuốc lá, màu nâu đen, được vấn thành điếu như điếu thuốc nhưng bẻ cong đầu hoặc gói vào giấy thành từng gói. Lá Cần Sa có mùi tanh, khó ngửi, khói mùi khét.

LSD (LSD 25 = d - Lysergic acid Diethylamid) chất lỏng không màu, không mùi hoặc dạng viên nhỏ tinh thể hình khối có nhiều màu, dạng bột tẩm vào lưỡi.

C. Các Chất Kích Thích Hệ Thần Kinh:

Amphetamine có dạng viên, bột, hoặc nước. Thường được sử dụng phối hợp với thuốc ngủ và Ma Túy dể vừa tăng cảm giác, vừa tỉnh táo và kéo dài thời gian phê. Người nghiện thường hư hết răng.

Ecstasy (Methylenene Dioxy Methamphetamine) làm tăng cảm giác, nhanh nhẹn, không thèm ăn, không buồn ngủ, từ đó có những hoang tưởng, ảo ảnh, co giật.

D. Các Chất Ức chế hệ Thần Kinh:

Có các loại Seconal (Xí-cọt), Immenoctal (I-mê), Binoctal, Diazepam (Valium, Seduxen) có nhiều dạng: viên nén, con nhộng, ống nước, dùng để uống hoặc chích.

V. Nguyên Nhân Nghiện:

Có thể chia thành 2 nguyên nhân chính:

- Do bản thân ham vui, thích tò mò tìm tòi, khám phá từ sự khích bác của bạn bè.

- Môi trường giáo dục có vấn đề, bị hụt hẫng, thiếu sự quan tâm của cha me và gia đình.


VI. Cách Phát Hiện người Nghiện Ma Túy:


1. Miệng, gáy tóc, cổ áo có mùi khét rất khó ngửi, mắt thường xuyên đỏ.

2. Thường vắng mặt những giờ cố định, bất kể công việc đang làm hay sự cản ngăn của bất cứ ai.

3. Vào nhà vệ sinh lâu do táo bón, tiểu gắt.

4. Tụ tập, đàn đúm với những người có đời sống sinh hoạt buông thả.

5. Khả năng học tập và làm việc sa sút thấy rõ, nhu cầu tiêu xài tăng lên.

6. Tâm tính thay đổi: ít tiếp xúc với người trong nhà, dễ cáu gắt, hung hãn, có lúc nói nhiều, vui vẻ quá mức, có lúc tìm một góc riêng yên tĩnh, không muốn ai quấy rầy.

7. Buổi sáng thường dậy trễ do thường thức đêm, mà không phải là vì bận học hay công việc.

Hội chứng say thuốc (phê, phi) sau nhiều lần sử dụng Ma Túy: người lâng lâng, say say, không còn lo lắng, buồn rầu, tai nghe rõ hơn, mắt nhìn mọi vật tinh tường hơn, hưng phấn, giàu tưởng tượng. Người nghiện Cần Sa: Mắt đỏ, da mặt đỏ. Thích nhạc mạnh, cực kỳ hưng phấn, có thể đi đến việc hủy hoại thân thể. Người nghiện thuốc ngủ - an thần: Thích xúc giác mạnh, dễ đánh nhau, huỷ hoại thân thể. Mắt đỏ, da mặt đỏ. Uống nước nhiều. Người nghiện Heroine: Thích yên tĩnh. Nói huyên thuyên, lộn xộn. Có cảm giác như hàng trăm mũi kim châm nhẹ da thịt, ngứa toàn thân. Xuất hiện cố tật như nhổ râu, cắn móng tay...

Hội chứng cai nghiện (vật vã): Khi ngưng sử dụng Ma Túy thì buồn bực khó chịu, ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, nước miếng, xuất mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gà khi có gió nhẹ, mất ngủ, bứt rứt, không sao nằm yên được. Ðến giờ 36-48: có cảm giác hàng trăm ngàn con kiến, con dời bò trong xương, chân tay mình mẩy đau nhức, khát nhưng uống nhiều thì lại ói ra hết, chán ăn, đồng tử mắt nở lớn. Ðến ngày thứ 3: (tính từ cữ chót) Cơn vật vã lên cao nhất, đau bụng, tiêu chảy, xuất tinh ở nam giới, Orgasme (cực khoái) ở nữ giới, tim đập nhanh, áp huyết cao. Một số nhức đầu, xuất huyết và hôn mê. Ba ngày đầu vật vã gần như liên tục. Sau đó thành từng cơn, khoảng cách giữa hai cơn xa dần. Sau 7 - 10 ngày thì hết vật vã. Nghiện càng lâu thì cơn vật vã có thể kéo dài đến 15 ngày, sau đó mất ngủ, đau lưng nhức mỏi. Ðể thắng cơn vật vã thì người nghiện càng hoang mang, bồn chồn, sợ hãi, tìm đủ mọi cách để có Ma Túy.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần phải đi xét nghiệm nước tiểu.

Phân tích mức độ nghiện bằng bảng trắc nghiệm Himmelsbi như sau:

01. Mệt mỏi rã rời (1đ)

02. Ngáp chảy nước mắt (1đ)

03. Chảy nước mũi (1đ)

04. Xuất mồ hôi (1đ)

05. Tiêu chảy (2đ)

06. Ðau lưng (1đ)

07. Nhức xương (1đ)

08. Nổi da gà (2đ)

09. Nở đồng tử (3đ)

10. Nóng ngực, khô cổ (1đ)

11. Mất ngủ (2đ)

12. Nhức đầu (2đ)

13. Co giật, ói mửa (3đ)

14. Hôn mê (3đ)

15. Tăng huyết áp (3đ)

16. Xuất huyết (3đ)

Tổng hợp lại, nếu được dưới (10đ): nghiện nhẹ. Nếu (10đ): nghiện trung bình. Nếu (20đ): nghiện nặng.