Results 1 to 9 of 9

Thread: Nghệ thuật "cai nghiện" cho con của một người mẹ

  1. #1

    Nghệ thuật "cai nghiện" cho con của một người mẹ

    Nghệ thuật "cai nghiện" cho con của một người mẹ
    19:35:00 05/11/2009
    Đối diện với tôi lúc này hình như không phải là một con người đã từng bị ma túy chi phối. Khi đã trải lòng mình với cuộc sống, chàng sinh viên thuở nào, Bùi Thế Lực, sinh năm 1984, quê ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa, đã sắp mãn hạn thi hành án hai năm cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Lao động Ba Vì, Hà Nội.

    Một buổi chiều, Lực ở nhà một mình. Em vẫn ở trong phòng mình để ôn luyện như mọi ngày. Đang ngồi học, cậu đứng phắt dậy. Tìm tòi, lục lọi khắp các ngăn kéo. Không thấy gì cả. Cậu xoay người với chùm chìa khóa bên trong ngăn kéo mà cậu cất giữ rất cẩn thận ra. Vừa tra khóa vừa lo sợ có người về, tay cậu run run đến nỗi đánh rơi cả chùm xuống đất.

    Tiếng lọc xọc của khóa làm Lực giật mình. Tưởng có ai về, Lực luống cuống, chạy thật nhanh về phòng, ngồi y nguyên vào vị trí cũ. Phải mất mấy phút sau, Lực mới định thần lại trạng thái của mình. Thở phào một tiếng rồi cậu lại lẻn vào phòng của bố mẹ. Tra khóa vào ổ, em mơ hồ nhận ra rằng tất cả các khóa đều đã được thay mới. Cảm giác bất lực, lo sợ đè nặng lên tâm hồn Lực. Ngắm nghía mọi đồ vật trong gian phòng một cách từ từ, chậm rãi và có phần suy tính. Lực liếc mắt về chiếc đài mà mẹ cậu rất thích. Nét mặt tự nhiên co lại, chân tay run rẩy, mồ hôi đổ ra như tắm. Suy đi tính lại thì chỉ còn có cách ấy. Nghiến chặt hai hàm răng, cậu quyết định bọc chiếc đài mà mẹ cậu rất thích vào trong một cái túi rất to, rỗng không.

    Bước vội ra khỏi cửa. Cậu xô ngay vào mẹ mình. Lúng túng, Lực chỉ ậm ờ được câu: "mẹ". Chưa kịp định thần thì mẹ cậu đã hỏi: "Định đi đâu mà vội thế con?". Lướt qua cái bọc trên tay Lực, bà nhanh trí nhớ ra: "À, con ra ngoài thì mang sửa hộ mẹ cái đài luôn nhé. Hôm qua, bật lên, mẹ thấy khó nghe lắm. Chắc là bị hỏng loa hay sao vậy. Tối nay có chương trình kể chuyện hay lắm. Con sửa nhanh rồi tối hai mẹ con cùng nghe nhé!".

    Nói đoạn, mẹ xách túi thức ăn vào bếp. Miệng thở dốc, chân tay luống cuống. Mẹ đi rồi mà Lực vẫn đứng ngây ra một lúc. Cậu đáp vâng ạ rồi chạy nhanh ra ngoài cổng. Lực chạy một mạch ra đến tận cửa hàng cầm đồ. Cầm chiếc đài mà tay cậu run run, chân như muốn quỵ xuống. Ôm chiếc đài trên tay, Lực băn khoăn, day dứt. Vậy là từ nay mẹ mình không còn được nghe chương trình chuyện kể đêm khuya nữa. Chắc là mẹ sẽ nhớ nó lắm, tiếc nó lắm nếu như nó bị mất. Cố gắng mãi Lực mới nhấc được đôi chân lên để chạy. Em cố sức chạy thật nhanh, không biết là đi đâu, chỉ mong sao cho rời xa nơi này, càng xa càng tốt. Chạy đến khi em kiệt sức, khắp người mồ hôi vã ra. Tiếng thở hồng hộc hòa cũng với nhịp tim gấp gáp. Cuối cùng thì em đành lững thững bước đi, trở lại căn nhà của em.

    Cứ mỗi buổi tối, là Lực lại sang nhà một người bạn để hỏi bài. Cầm trên tay một đống sách vở, cậu không hề khiến cho mẹ nghi ngờ gì. Nhưng không phải Lực đến nhà bạn, mà cậu đi về phía cuối làng, nơi ít người qua lại vào buổi tối. Có lần đang định hành động thì có người đi qua, vội nhìn qua xem thì phát hiện ra rằng đó chính là người hàng xóm của mình, Lực thu vội đống sách vở cùng "đồ nghề" của mình rồi cứ thế mà chạy. Chạy thật nhanh để tránh chạm mặt với người đó. Vừa chạy vừa ôm đống sách to tướng, thỉnh thoảng lại phải dừng lại để nhặt những quyển sách bị rơi do không cầm chắc chắn. Nhặt rồi lại rơi, đang lo lắng thì người hàng xóm ấy cũng theo kịp cậu. Người ấy nhận ra và hỏi cậu.

    Trong khi đó thì Lực cố nhìn sang hướng khác. Giả ho rồi lấy sách che đi một phần khuôn mặt. Thu nhặt nhanh những quyển còn vương trên đất, Lực chạy nhanh về hướng khác. Người hàng xóm lấy làm lạ, nhưng cũng chẳng kịp hỏi thêm câu nào thì cậu đã khuất bóng. Về đến nhà, Lực đã thấy người chạm mặt mình vừa nãy đang ở trong nhà, nói chuyện với mẹ mình.

    Đứng ngoài cổng, Lực nghe phong thanh lời bà hàng xóm ấy: "Dạo này thằng Lực hay chơi bời với đám thanh niên xấu lắm. Có lần tôi còn nhìn thấy nó cùng đám bạn chích ở góc chợ đấy. Tôi nghi lắm. Vừa nẫy lại gặp nó trong xó ở cuối làng đấy". "Chị đừng nói linh tinh. Con em nó sang nhà bạn học từ đầu tối. Nó nhiều bạn lắm, có chơi thì chơi chứ đời nào nó nghiện ngập, hút hít như chị nói. Con em, em biết. Chị không phải lo".

  2. #2

    Nghệ thuật "cai nghiện" cho con của một người mẹ 2

    Lời khẳng định của mẹ cứ văng vẳng bên tai Lực. Lực muốn nhảy xổ vào để tranh cãi với bà hàng xóm kia rằng tất cả đều không phải như bà ấy nói. Đó chỉ là lời đồn đại ra vào của những người hay đưa chuyện. Thế nhưng, Lực lại không có đủ can đảm, không thể nhấc nổi chân mình để vào thanh minh cùng với mẹ. Bản thân Lực biết rõ hơn ai hết, cậu đã bước vào con đường không có lối thoát. Con đường ấy đến với cậu thật bất ngờ, trong hoàn cảnh mà bản thân cậu đang rơi vào hố sâu của tuyệt vọng.

    Lực vẫn còn nhớ như in cái ngày em chôn sâu cuộc đời mình vào "cái chết trắng". Đó là ngày mùng một Tết năm 2003. Khoảng thời gian ấy, em chán nản với kết quả thi đại học không được như ý muốn. Em buồn vì không thực hiện ước mơ của mình, không làm cho bố mẹ tự hào về bản thân. Ba năm là học sinh tiên tiến của một trường THPT tại quê, Lực mơ ước một cuộc sống sinh viên đại học, mơ ước về tương lai. Bố làm nghề bảo vệ đền, mẹ thì buôn bán và cho thuê nhà trọ, cuộc sống cũng không khó khăn. Dẫu vậy thì niềm hy vọng về đứa con có trí thức, thành đạt vẫn luôn cháy bỏng trong tâm hồn người cha, người mẹ.

    Lực rơi vào trạng thái buồn rầu, tuyệt vọng. Mọi nỗ lực học hành đều vì mẹ, vì niềm tin và niềm tự hào của mẹ nơi cậu. Cậu gắng sức ôn luyện. Thế nhưng, Lực vẫn không sao quên được những thất bại đầu đời. Lực chìm trong những cuộc vui chơi cùng bạn bè. Cho đến cái ngày định mệnh đó, một người bạn đã rủ Lực hút thử "thuốc trắng". Một lần thử, hai lần thử, nhiều lần sau đó, Lực cũng không rõ từ khi nào mình phải lệ thuộc vào nó. Không có nó thì khắp người ê ẩm, chân tay mỏi mệt, người xanh xao, và nhất là cảm giác đau đớn như bị sâu đục khoét da thịt.

    Những ngày tháng ôn luyện, Lực sống khá ăn nhập với vai trò của một người con ngoan. Dù cho hàng xóm có đồn đại, nói nhiều điều không hay nhưng bà vẫn một mực tin rằng con trai bà là một người tốt. Biết Lực rất yêu thích ngành Công nghệ thông tin, thỉnh thoảng bà lại mang về nhà những chiếc máy tính cũ, để tối tối hai mẹ con lại cùng nhau ngồi sửa chúng. Những đêm ấy, với Lực thật nhiều thử thách. Ngồi sửa máy với mẹ mà mồ hôi cậu vã ra như mưa, khuôn mặt xám lại, chân tay lóng ngóng vụng về, miệng thì liên tục ngáp. Thương con, mẹ chỉ biết dìu con vào giường nằm, lấy khăn lau mặt, lau mồ hôi cho Lực. Khoảng thời gian này với Lực có thật nhiều nỗi băn khoăn, day dứt. Một bên là người mẹ, một bên là cơn đau vật vã khi thiếu thuốc. Không thể từ bỏ được "hàng trắng", nhưng cũng không đành lòng nhìn mẹ bị tổn thương, Lực sống trong sự dằn vặt của chính bản thân mình.

    Kết quả cũng không phụ lòng người. Lực thi đỗ vào Trường Bách Khoa TP HCM ngành Công nghệ thông tin, hệ trung cấp. Vậy là từ nay, Lực có thể bớt đi nỗi phiền muộn vẫn chôn sâu trong lòng. Lực bắt đầu cuộc sống sinh viên, được tự do, thoải mái và sung sướng. Đó cũng là lúc mẹ Lực cảm thấy lo lắng nhất. Bà lo Lực sẽ khó khăn, không biết tự chăm sóc bản thân. Bà âm thầm tìm người mua nhà để bán, chuyển vào TP HCM sống cùng con. Chưa kịp bán thì đã bị người chồng phát hiện. Ai cũng cho bà là gàn dở, là không hay, nhưng ý bà đã quyết. Bà coi đứa con của bà hơn tất thảy mọi vật chất. Còn Lực, trong vai trò là cậu sinh viên, Lực chỉ biết "đốt tiền" vào thứ hàng trắng khủng khiếp ấy để thỏa mãn cơn thèm của mình. Ấy là từng giọt mồ hồi, nước mắt mà bố mẹ đã bỏ ra để nuôi Lực thành người, thành danh.

    Tốt nghiệp với tấm bằng trung bình trong tay, Lực quyết định ra Hà Nội, trọ tại làng Triều Khúc, học tiếp lên Cao đẳng. Dù trong lòng cậu, những suy nghĩ về gia đình, về mẹ luôn xuất hiện nhưng mỗi khi lên cơn, mọi suy nghĩ, ý chí ấy đều biến mất cả. Chỉ còn lại một con người đầy ích kỉ, ham muốn, chỉ biết thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà thôi. "Đi đêm lắm có ngày gặp ma". Câu nói ấy thật không sai. Khoảng tháng 10 năm 2007, trong một lần đi mua thuốc cùng một người bạn cấp 2, do không kìm chế được cơn thèm, Lực cùng cậu bạn chích ngay trong nhà vệ sinh công cộng gần đó và bị Công an phường Trung Tự bắt giữ.

    Ngày Lực thi hành án hai năm cai nghiện tại Trung tâm lao động Ba Vì, Hà Nội, bố mẹ cậu cũng đến tiễn. Đôi mắt mẹ nhìn Lực mới vững vàng làm sao, tưởng chừng rằng cho dù cả thế giới có cho rằng con có tội, nhưng với mẹ, con vẫn là đứa con ngoan thuở nào. "Mẹ em chỉ nói rằng: "Mẹ tin con không có tội", cậu tâm sự. Hai cánh cửa xe đóng sầm lại. Bánh xe bắt đầu quay. Lực dần dần cảm nhận khoảng cách xa dần với mẹ cậu. Lực loáng thoáng nghe thấy tiếng nấc của người mẹ, càng ngày càng nhỏ dần, nhỏ dần. Cho tới khi chỉ còn nghe tiếng dập dình, lắc lư của chiếc xe.

    Không chịu được nỗi tủi hổ, bố trút cơn giận lên mẹ bằng những lời trách mắng gay gắt: "Tất cả do bà nuông chiều con quá mới ra nông nỗi này đây. Đúng là con hư tại mẹ mà. Ngày xưa người ta nói thì bà không tin, giờ thì bà đã thấy bẽ mặt chưa? Hối cũng không kịp nữa rồi. Ngẩng mặt mà nhìn ai nữa đây? Đúng là ý giời. Nó làm nhục bố mẹ nó thế này đây. Lần trước là thi trượt đại học, giờ thì nghiện ngập để phải vào tù. Tôi coi như không có đứa con này nữa. Bà muốn làm thế nào thì tùy".

    Phẫn nộ và đau đớn, người mẹ đã phải nói lên tất cả: "Ông tưởng tôi không biết gì ư? Tôi đã biết nó nghiện từ lâu rồi. Chính vì thế mà tôi mới nhọc công làm mọi việc vì nó ông có biết không? Tôi là người sinh ra nó, chẳng lẽ không xót xa sao? Mua máy tính rồi thức cùng nó sửa cũng để nó ngắt dần cơn nghiện, biết nó định mang đài đi bán nhưng lại nói ngọt để nó phải mang về, biết nếu nó đi học xa thì càng khó kiểm soát hơn. Nhưng tôi cũng không nỡ nhìn nó cứ ngày ngày lầm lũi ở nhà. Chỉ khổ thân nó". Hiểu được nỗi lòng của người mẹ, bố em bảo: "Khi nào đến thăm nó, tôi sẽ cho nó biết tất cả để nó có nghị lực mà cai. Rồi gia đình lại đoàn tụ…".

    Chưa kịp nói dứt lời thì mẹ cậu đã ngăn lại: "Ông đừng nói ra. Nó sẽ xấu hổ lắm. Thà rằng cứ để nó nghĩ tôi chưa biết gì, nó sẽ tự tin mà cai nghiện. Hãy để nó tin tưởng rằng dù cho cả thế giới cho rằng nó có tội, nhưng với tôi, nó vẫn mãi là đứa con ngoan, là niềm tin, là hy vọng của tôi. Hãy để nó tự tin mà nhìn tôi, để phần "người" trong nó thức tỉnh!".

    Những đêm trong trại, nằm nghĩ về cuộc đời, Lực thấy mình thật đáng thương. Lực nghĩ: "Nếu như không bị bắt vào đây thì không biết bao giờ em mới thức tỉnh". Cậu nghĩ về mẹ, nghĩ về gia đình. Rồi tự nhủ mình cần phải cố gắng, phải cai nghiện tốt để trở về với gia đình, trở về làm một đứa con ngoan ngày nào, trở về để làm tròn trách nhiệm của một người con cả.

    Hằng đêm, Lực luôn mơ thấy hình ảnh mẹ nắm tay cậu trên con đường về nhà. Mẹ vẫn chỉ nói có một câu mà thôi: mẹ tin con không có tội. Câu nói ấy cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí Lực, những giọt nước mắt lăn dài bên khóe mắt. Đó chính là giọt nước mắt sám hối của đứa con, niềm tự hào của một người mẹ

  3. #3
    Sau khi đọc bài này xong hok biết nên cười hay khóc. Nên trách bà mẹ quá nhu nhược hay vì quá thương con. Em nói thật là em cũng có hoàn cảnh giống y hệt người thanh niên trong bài. Mẹ em thương em, biết em xin tiền mua thuốc phiện mà mẹ vẫn cho chỉ với 1 câu nói " hạn chế thôi..??". Vẫn giấu giếm mọi chuyện em làm sai trái với tất cả mọi người trong gia đình.Nhưng em đâu có tỉnh ngộ đc đâu. Những lúc vật vã, lại mò về năn nỉ, van xin mẹ tiền, chơi xong thì chạnh lòng ân hận.Nhưng khi thèm thuốc lại đâu vào đấy,những ân hận phút chốc tan biến hết. Thật đáng xấu hổ .Cách mà những người mẹ này làm hok hề hiệu quả.Mẹ nào là mẹ chả thương con,nhưng khi con dính vào MT thì phải cần có lúc mẹ nên cứng rắn và kiên quyết hơn.Chứ cứ tiếp tục thương con kiểu như thế này thì chỉ càng làm con ỷ lại,nhu nhược thêm. Hoặc nếu tỉnh ngộ thì cũng chỉ đến lúc con vào trại giam hay tù tội mà thôi.Thật hok biết nói gì hơn nữa,.................Tự bản thân chúng ta phải quyết tâm từ bỏ MT để bù đắp lại những lỗi lầm mình gây ra, để xứng đắng với tình yêu thương mà những người mẹ dành cho chúng ta. Hãy làm và cố gắng làm, đừng phụ lòng tin tưởng của mẹ.Hãy chứng tỏ cho mẹ thấy là "con của mẹ hok bỏ đi và vô dụng" như người đời nghĩ đâu...........Xin lỗi mẹ............
    Giám thị nhìn em giám thị cười
    Em nhìn giám thị lệ tuôn rơi
    Ngưỡng cửa đại học cao vời vợ i
    Đồng lúa mênh mông đón ta về.... !
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Đừng tự hào vì mình nghèo mà học giỏi...
    Hãy tự hỏi sao mình giỏi vẫn nghèo...
    Đừng tự ti vì mình giàu mà học dốt...
    Hãy tự tin vì mình dốt mà vẫn giàu...
    .....................

  4. #4
    đọc bài này mà nước mắt tôi trào ra, ôi! sao giống mẹ mình thế. hai tiếng -mẹ ơi- sao mà thiêng liêng thế từ lúc ta cất tiếng nói đầu tiên đến khi ta mắc lỗi lầm chúng ta đều gọi.

  5. #5
    Đã xem ... không biết nói gì ...
    Sẽ chẳng có vinh quang nào cho kẻ chỉ sống bằng vinh quang của ngày hôm qua.

  6. #6
    Lòng mẹ lúc nào cũng bao la như thế mà... Vì vậy, những ai còn có mẹ bên cạnh... xin đừng bao giờ làm mẹ buồn, mẹ khóc nhé Nhok cũng đang tự nhủ với mình như thế đây..
    Hãy sống hết mình cho giây phút hiện tại.
    Hãy mang niềm vui đến cho những người xung quanh bạn.
    Hãy chia sẻ một chút may mắn của bạn cho những người khó khăn hơn.
    Hãy làm như vậy, bạn nhé!

  7. #7
    chuẩn mẹ nào mà trả thương con nhưng mà phải bố mẹ em thỳ chết cũng hok nhận con nghiện đặc biệt là em đưa con gái riệu



  8. #8
    lam gi ma bi quan thê be quynh anh đâu con co đo ma tu tin ma sông em bô me ko quan tâm em thi ko cân nua co gi ma buôn

  9. #9
    phanhieu
    Guest
    Đọc xong bài này mình search và nghe ngay bài Lòng Mẹ của Như Quỳnh...

    Thấy mình có lỗi quá.. có lỗi với những người thương yêu mình...

    Thôi chỉ biết cố gắng... để cho những người xung quanh, nhất là mẹ được sống những tháng ngày thanh thản và hạnh phúc...

    Híc

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •