Nguồn: http://nt-foundation.com/index.php?o...287&Itemid=303

"NT FOUNDATIONTrung tâm nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý Trẻ em và vị thành niên· Người sáng lập: Nguyễn Khắc Viện, Bác sĩ nội trú Nhi Paris.

Địa chỉ: Số 22, ngõ 290, ngách 11, hẻm 5, Phố Kim Mã, Q. Ba Đình, Hà Nội
Ngày thành lập: 22 - 4 - 1989

Trung tâm N-T đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm nhận dạng, phân loại, chẩn đoán và phát hiện sớm rối nhiễu tâm lý của trẻ em Việt Nam. Tại các cơ sở thực hành của Trung tâm N-T, đã có hàng nghìn lượt trẻ em gặp khó khăn được chăm chữa.

Là một bác sỹ, nhà báo, nhà văn hoá, Nguyễn Khắc Viện còn là một tấm gương về rèn luyện sức khoẻ chống lại bệnh tật và nghệ thuật dưỡng sinh.
Ông sống theo chữ nhẫn: tức không cáu, nóng không quạt, ngứa không gãi. Người ta kể rằng: Đầu thập kỷ 40, ông là bác sĩ ở bệnh viện trẻ em Trousseau (Pháp). Bấy giờ thế chiến II đang diễn ra dữ dội. Đời sống khó khăn, người ít việc nhiều, bác sĩ nội trú Nguyễn Khắc Viện phải làm việc cả ngày, hai đêm lại có một ca trực suốt sáng. Và tháng 1 năm 1942, ông bị ho ra máu, trong đờm có nhiều vi khuẩn lao. Chưa có thuốc đặc trị, lại phát hiện bệnh muộn, nên ông phải lên bàn mổ 7 lần để cắt bỏ 6 xương sườn và ¾ phổ đã bị hoại. Cuộc chữa trị, xen lẫn các đợt điều dưỡng, kéo dài đến 4 năm. Lần mổ cuối cùng, bác sĩ khuyên: lành bệnh, ông vẫn không nên làm việc và dự đoán với ¼ phổi còn lại thì cuộc sống chỉ kéo dài được 5 năm. Nhưng là một đảng viên cộng sản, được giao làm công tác Việt kiều, những năm ở Pháp ông vẫn hoạt động liên tục. Khi về Việt Nam, ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương giám định: mất 100% khả năng lao động. Vậy mà ông vẫn sống và làm việc cho đến năm 84 tuổi, nghĩa là sống thêm gấp 12 lần con số 5 năm như dự đoán. Sao kỳ diệu vậy? nguyên là những năm tháng dưỡng bệnh ông đã tự học (với hướng dẫn của một người bệnh khác) chữ Hán và tìm đọc các kho tàng kinh, truyện Trung Quốc, cùng các sách về Yoga, Khí công, Thiền định... Các học thuyết phương Đông này, có vẻ u huyền, nhưng với trí tuệ sắc sảo, ông rút ra cái chúng nhất, hợp lý nhất: Vận khí luyện ý. Cụ thể là dùng cơ hoành, cơ bụng để hút dưỡng khí (oxy) đến mức tối đa. Và tập trung ý thức vào chức năng hô hấp để làm chủ nội tâm. Bài vè tập thở của ông:

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Tay chân thả lỏng.

Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm

Êm, chậm, sâu, đều
Đứng ngồi hay nằm
Lúc nào cũng thở
Ở đâu cũng thở

Ông là bậc hiền tài hiếm có. " - trích-