Cách chữa bệnh đau đại Tràng

Hội chứng ruột kích thích là bệnh hoàn toàn mới, mới được định nghĩa vào năm 1990 bởi WHO. Bệnh được gọi với nhiều tên khác nhau như viêm đại tràng co thắt, bệnh co thắt đại tràng hay hội chứng ruột dễ kích thích. Tên viết tắt quốc tế là IBS – (irritable bowel syndrome) .

Theo các nghiên cứu, Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là bệnh gây ra các rối loạn chức năng về ruột, tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương trên niêm mạc ruột. Từ đó, bệnh gây ra những triệu chứng giống viêm đại tràng như đau bụng, đầy hơi, đi


ngoài nhiều lần, chướng bụng, phân táo, phân lỏng nhưng lại không có bất cứ tổn thương nào trên thực thể mà phần nhiều do các yếu tố thần kinh như đồ ăn dễ gây kích thích, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi gây ra .

Chính vì những triệu chứng “na ná” này, khiến đa phần bệnh nhân đang lầm tưởng với bệnh viêm đại tràng hoặc rối loạn tiêu hóa, từ đó tự kê thuốc điều trị hoặc điều trị sai phương thức khiến bệnh không những thuyên giảm mà còn nặng hơn do bị ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh chi phối.

Chính vì vậy, khi nghi ngờ bị Hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm loại trừ với bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, dựa vào những dấu hiệu dưới đây, người bệnh vẫn có thể phân biệt được với bệnh viêm đại tràng.

Dấu hiệu
Viêm đại tràng
Hội chứng ruột kích thích
Lâm sàng :
Là những biểu hiện trên cơ thể người bệnh và có thể quan sát, cảm nhận được.
Phân
- Có thể có máu lẫn trong phân.
- Thể tích khuân phân không thay đổi.
- Không có máu và nhiều nhày.
- Khuân phân thay đổi, thường phân sẽ ở trạng thái bị dẹt đi.
Đau bụng
Ít khó chịu
Khó chịu.
Bệnh nhân càng lâu năm thì đau càng thường xuyên hơn. Thậm chí có thể sờ được bụng nổi cục cứng do đại tràng co thắt.
Trướng bụng
Mức độ vừa phải, bệnh nhân không, ít chú ý tới triệu chứng này.
Biểu hiện rõ rệt. Bệnh nhân thấy bụng căng to, vô cùng khó chịu, khó trung tiện.
Mất ngủ
Bệnh ít khi gây mất ngủ
Mất ngủ nhiều, thường xuyên khi đã bị bệnh lâu năm.
Yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress.
Ít ảnh hưởng
ảnh hưởng nhiều, rõ rệt. Khi bị căng thẳng, lo lắng sẽ thấy các triệu chứng xuất hiện ngay hoặc đang bị bệnh thì thấy nặng hơn.
Cận lâm sàng : nội soi đại tràng
Thấy có viêm loét, xung huyết.
Đại tràng bình thường ( không viêm, loét, xung huyết)


Hội chứng ruột kích thích tuy không gây những tổn thương trong niêm mạc tiêu hóa, nhưng những triệu chứng của bệnh khiến cuộc sống của người bệnh, nhất là những người bị lâu năm dường như rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tại sao lại vậy?

Thứ nhất : người bệnh chủ quan về bệnh. Tự ý dùng thuốc dẫn đến điều trị sai hướng. Khi tình trạng bệnh không thay đổi khiến bệnh nhân có tâm lý bi quan, chán nản, nghĩ mình mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư…và bệnh thì ngày càng nặng do ảnh hưởng của tâm lý. Từ đó, người bệnh dễ sống trong vòng luẩn quẩn. benh viem dai trang có chữa khỏi được không


Thứ hai : bệnh HCRKT chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh và cũng chưa có bất cứ một xét nghiệm nào có thể khẳng định đang mắc bệnh mà phải dựa vào những xét nghiệm khác nhau để loại trừ. Vì vậy, những cơ sở khám chữa bệnh mà còn hạn chế năng lực rất dễ chẩn đoán nhầm thành bệnh viêm đại tràng. Từ đó, kê cho bệnh nhân thuốc kháng sinh, kháng khuẩn hoặc men tiêu hóa về điều trị. Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện không cần thiết vô hình chung làm mất đi những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hóa bị suy yếu, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn…, các triệu chứng của bệnh dễ xuất hiện và kéo dài.

Thứ ba : các phương pháp điều trị hiện tại HCRKT hiện nay chỉ dừng lại ở việc điều trị các triệu chứng gây bệnh như thuốc Giảm đau, giảm co thắt, chống sinh hơi, chống tiêu chảy, chống táo bón, an thần, gây ngủ, … mà không loại trừ triệt để khiến bệnh nhân phải dùng nhiều lần, dễ chán nản với các thuốc này bởi bệnh thường xuyên tái phát. Thậm chí, với những bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc quá sẽ dễ bị “ phản tác dụng” với nhau. Ví dụ, thuốc giảm đau, giảm chướng bụng có thể gây tăng tình trạng táo bón, và ngược lại thuốc trị táo bón lại làm nặng thêm triệu chứng đau và trướng bụng… Cứ như vậy, sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn trong phương pháp điều trị, gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Người bị Viêm Đại Tràng nên ăn gì