Results 1 to 6 of 6

Thread: Mẹ nhiễm HIV có thể cho con bú?

  1. #1
    Mẹ nhiễm HIV có thể cho con bú?

    Trong khi nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh là việc hiển nhiên với bất kỳ phụ nữ nào thì với các bà mẹ nhiễm HIV, đây lại là vấn đề cần cân nhắc. Cai sữa sớm, cho bú sữa mẹ bằng bình hoặc xin sữa mẹ khác trong khi lùi lại thời điểm bắt đầu ăn dặm là những giải pháp hiệu quả giảm lây nhiễm căn bệnh thế kỷ từ mẹ cho các cháu.

    Theo số liệu của WHO/UNICEF, có đến 15% số trẻ lây HIV do bú mẹ (đã nhiễm căn bệnh thế kỷ) từ mẹ qua các giai đoạn: 5% lây truyền trong thời gian mang thai, 10% trong quá trình sinh đẻ và 15% do bú mẹ. Trong cộng đồng, nếu tất cả các bà mẹ bị nhiễm HIV đều nuôi con bằng sữa mẹ, ước tính có khoảng 4% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm.

    Các yếu tố nguy cơ lây truyền HIV qua nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh

    Từ phía bà mẹ:

    - Tình trạng sức khỏe, miễn dịch kém.
    - Tình trạng nhiễm HIV, nếu bà mẹ bị nhiễm HIV ngay trong giai đoạn cho con bú thì nguy cơ lây nhiễm cao.
    - HIV trong sữa mẹ.
    - Mẹ bị nhiễm khuẩn vú; viêm vú, áp xe vú.

    Nguy cơ cho trẻ dưới 1 tuổi:

    - Trẻ không bú mẹ hoàn toàn.
    - Thời gian bú mẹ kéo dài.
    - Tuổi nhỏ, nhất là trong những tháng đầu sau đẻ.
    - Tình trạng đáp ứng miễn dịch kém.
    - Trẻ bị thương tổn ở miệng, ruột.

    Cách giảm lây nhiễm

    - Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn thêm bất cứ thức ăn, nước uống nào khác vì những thức ăn bổ sung trong 6 tháng đầu có thể gây viêm nhiễm đường ruột, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

    Nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy ở nhóm bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu, nguy cơ lây truyền virus cho trẻ sơ sinh thấp hơn nhóm bà mẹ không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và nguy cơ lây truyền cũng không cao hơn nhóm bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ.

    - Rút ngắn thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

    - Thời gian bú mẹ càng kéo dài thì nguy cơ trẻ bị lây nhiễm HIV càng cao, cần cai sữa sớm. Hiện nay khó xác định thời gian nào có thể cho trẻ bú mà không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Vì vậy nên ngừng cho bú ngay sau khi trẻ có nguồn sữa thay thế sữa mẹ hoặc ở thời kỳ trẻ bắt đầu ăn bổ sung.

    - Tiệt trùng sữa mẹ. Sữa mẹ vắt ra được xử lý nhiệt bằng cách đun nóng đến 62-63oC trong 30 phút.

    - Sử dụng sữa của các bà mẹ khác. Nguồn sữa cung cấp từ ngân hàng sữa mẹ đã được sàng lọc HIV hoặc bú trực ở những bà mẹ không bị nhiễm HIV.

    Phòng tránh

    Một số biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Đó là:

    - Tình dục an toàn. Biện pháp tích cực nhất là phòng tránh lây nhiễm HIV cho phụ nữ, nam giới bằng cách áp dụng biện pháp tình dục an toàn. Ðiều trị và phòng tránh các bệnh khác lây qua đường tình dục (lậu, giang mai...) cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, bảo vệ trẻ em tránh bị lây nhiễm HIV.

    - Phát hiện bà mẹ bị nhiễm HIV. Tư vấn cho bà mẹ và giúp họ thực hiện xét nghiệm tự nguyện. Phụ nữ mang thai khi được phát hiện nhiễm HIV cần được y tế theo dõi, uống thuốc phòng, xử lý cuộc đẻ.

    - Quá trình sinh đẻ: Trong khi sinh đẻ khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khá cao, cần được xử trí đặc biệt trong cuộc đẻ, sát trùng triệt để đường sinh dục, không cắt rạch vùng sinh dục ngoài. Trẻ sau khi đẻ cần tắm sạch chất gây trên người bằng dung dịch sát trùng nhẹ.

    - Phòng lây nhiễm do bú sữa mẹ: Tùy theo hoàn cảnh kinh tế xã hội, để bà mẹ tự quyết định lựa chọn phương pháp nuôi dưỡng con cho phù hợp.

    - Phòng và điều trị nhiễm khuẩn cho mẹ và con: Khi bà mẹ bị nứt núm vú, viêm vú, áp xe vú hoặc trẻ bị viêm miệng, tưa miệng... cần được xử trí kịp thời.

    PGS. Ðào Ngọc Diễn, Sức khoẻ & Đời sống
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  2. #2
    Hiện người ta không đun sữa mẹ nữa ( để giữ chất bỗ )
    There's the true that : we want to do so much for PHA but still can't reach our target. Can we change it if we try to do better?

  3. #3









    Sử dụng nevirapin liều duy nhất trong khi sinh cho mẹ và con, làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV-1

    Đối với phụ nữ có thai bị nhiễm HIV, việc dùng nevirapin liều duy nhất cho mẹ lúc bắt đầu chuyển dạ và cho con trong vòng 72 giờ sau khi sinh, có thể đã giảm được 47% lây truyền HIV-1 chu sinh so với phác đồ liều zidovudin tương tự. Đây là một trong số ít những biện pháp có thể được điều trị và duy trì ở nơi có khó khăn về kinh tế.
    Nghiên cứu ngẫu nhiên trên 2 nhóm phụ nữ có thai nhiễm HIV-1: nhóm thứ nhất, người mẹ được dùng 200mg nevirapin lúc bắt đầu chuyển dạ và con được dùng 2mg/kg trong vòng 72 giờ sau khi sinh; Nhóm thứ 2, người mẹ được uống 600 mg zidovudin lúc bắt đầu chuyển dạ và sau đó cứ cách 3 giờ được uống 300mg zidovudin cho đến khi đẻ và con được uống zidovudin 4mg/kg/lầnì2lần/ngày trong vòng 7 ngày. Khoảng 99% số trẻ được bú sữa mẹ trong thời gian trung bình 9 tháng. Kết quả trong các lần làm xét nghiệm đều cho thấy, số trẻ ở nhóm zidovudin bị nhiễm HIV-1 nhiều hơn rõ rệt so với số trẻ ở nhóm nevirapin. Cụ thể là, trong số 313 trẻ được điều trị bằng zidovudin, có 31 trẻ bị phát hiện nhiễm HIV-1 sau khi sinh 1-3 ngày, 59 trẻ sau 6-8 tuần, 65 trẻ sau 14-16 tuần, 70 trẻ khi được 12 tháng và 75 trẻ khi được 18 tháng tuổi. Trong số 313 trẻ được điều trị bằng nevirapin, có 25 trẻ bị phát hiện nhiễm sau khi sinh 1-3 ngày, 36 trẻ sau 6-8 tuần, 41 trẻ sau 14-16 tuần, 46 trẻ khi được 12 tháng và 47 trẻ khi được 18 tháng tuổi.
    So với nhóm zidovudin, mức giảm tuyệt đối về tỷ lệ nhiễm HIV-1 khi được 6-8 tuần tuổi ở nhóm nevirapin là 8,2%, khi được 18 tháng tuổi là 10,1%.



    Lan Hương(Doctor’s Guide)






    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4


    Sốt rét làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ nhỏ

    Một nghiên cứu kéo dài 5 năm trên 746 phụ nữ HIV(+) ở Uganda cho thấy, phụ nữ bị sốt rét dễ truyền HIV sang thai nhi hơn. 40% các bà mẹ HIV(+) bị sốt rét đã truyền HIV sang con so với 15% ở các bà mẹ HIV(+) không bị sốt rét. Phụ nữ có HIV(+) dễ mắc bệnh sốt rét và bệnh thường nặng hơn so với phụ nữ có HIV (-). Nếu bị cả hai bệnh sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu, sẩy thai, sinh con nhẹ cân và đẻ non. Ngoài ra, nếu có nồng độ HIV cao trong cơ thể sẽ dễ truyền virus sang con hơn.
    Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, cho thấy ngăn ngừa và điều trị bệnh sốt rét trong thời kỳ mang thai là biện pháp hữu hiệu và kinh tế để giảm truyền HIV từ mẹ sang con, làm giảm đáng kể số trẻ sơ sinh nhiễm HIV. Bệnh sốt rét gây tử vong cho 1 triệu người/năm, trong đó hơn 90% số trường hợp là ở vùng Châu Phi tiểu Sahara. Trên thế giới hiện nay có hơn 40 triệu người nhiễm HIV trong đó tỷ lệ nhiễm HIV ở Châu Phi tiểu Sahara là cao nhất.


    Lan Hương(BBC)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  5. #5
    Đối với con của bà mẹ nhiễm HIV, sữa mẹ an toàn hơn thức ăn hỗn hợp

    Nguy cơ nhiễm HIV qua 6 tháng ở con của bà mẹ nhiễm HIV được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ từ ba tháng trở lên không cao hơn những trẻ không hề được bú mẹ. Kết quả này có ảnh hưởng quan trọng tới chính sách sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, nơi việc dứt sữa mẹ hoàn toàn không phải là lựa chọn thực tế đối với số đông phụ nữ.

    Các nhà khoa học Trường ĐH Natal, Nam Phi đã tiến hành một nghiên cứu tiền cứu 551 phụ nữ có thai nhiễm HIV, những người này sau khi được tư vấn đã chọn cách cho con bú hoàn toàn, nuôi bộ hoàn toàn hoặc kết hợp cả hai. Trẻ được theo dõi trong 15 tháng, và kết quả xác nhận rằng nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ qua 6 tháng ở trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ không cao hơn so với trẻ hoàn toàn không được bú mẹ. Nguy cơ cao nhất là ở những trẻ được nuôi kết hợp cả sữa mẹ và các loại thức ăn khác. Đây là nghiên cứu đầu tiên tách riêng những bà mẹ cho con bú hoàn toàn khỏi những bà mẹ nuôi con theo cách kết hợp. Còn chưa rõ cơ chế khiến việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ an toàn hơn nuôi kết hợp. Các nhà nghiên cứu giả thiết rằng những loại thức ăn không sạch dùng nuôi trẻ đã làm tổn thương ruột và tạo điều kiện cho virus HIV trong sữa mẹ xâm nhập vào mô. Nghiên cứu mới này có ảnh hưởng quan trọng. Nuôi bộ không phải là một chính sách thực tế đối với nhiều phụ nữ do chi phí và thiếu nước sạch.

    Ước tính có khoảng 1,7 triệu trẻ bị lây nhiễm HIV qua sữa mẹ, nhưng con số này có thể so sánh với 1,5 triệu trẻ em chết mỗi năm do không được nuôi bằng sữa mẹ. Song nghiên cứu này chưa đủ để khuyến nghị phụ nữ HIV (+) nuôi con bằng sữa mẹ.

    Cẩm Thùy (BMJ)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  6. #6


    thuốc làm chậm tiến triển bệnh ở trẻ nhiễm hiv

    Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khỏe trẻ em, Luân Đôn, trẻ em châu Âu nhiễm HIV từ mẹ không có các triệu chứng và dấu hiệu bệnh trầm trọng trong phần lớn thời gian, và bệnh ở trẻ sinh sau năm 1994 khi điều trị nhiễm HIV sớm và tích cực bằng liệu pháp phối hợp đã trở thành việc làm thường xuyên, ít tiến triển hơn so với trẻ sinh trước năm 1994.
    Việc theo dõi 170 trẻ nhiễm HIV sinh từ 1984-1999 cho thấy cho đến khi được 1 tuổi trên 15% số này đã phát các triệu chứng nhiễm HIV nặng, hoặc đã chết, và cho đến khi được 10 tuổi thì gần 1/2 số trẻ này đã mắc bệnh trầm trọng hoặc đã chết. Bệnh tiến triển chậm hơn ở những trẻ được điều trị trước khi chúng phát triệu chứng nặng. Và sau 4 tuổi, chưa đến 1/4 số trẻ có triệu chứng HIV, cho dù chúng có đang được điều trị liệu pháp kháng virus hay không.
    Với việc sử dụng rộng rãi các trị liệu kháng retrovirus dự phòng để ngăn ngừa lây nhiễm dọc HIV (từ 1994), không những có ít trẻ bị nhiễm, mà những trẻ đã nhiễm mặc dù có dùng liệu pháp dự phòng, cũng ít tiến triển nặng hơn.
    Theo các tác giả thì điều trị sớm có thể làm bệnh ổn định ở trẻ trong 1 thời gian dài. Ngoài ra việc chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV sớm có lợi cho cả mẹ và đứa trẻ.

    Lê Tố Như (Pediatrics)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •